Yêu cầu cấp đủ vốn cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu

author 05:51 09/11/2022

(VietQ.vn) - Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại tiếp tục thực hiện các giải pháp về việc cấp tín dụng đối với doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Ngày 8/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Công bản số 7881/NHNN-TD gửi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc các ngân hàng thương mại, yêu cầu các ngân hàng thương mại quyết liệt triển khai các giải pháp tín dụng, tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Văn bản nêu rõ, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, quan trọng, tác động trực tiếp đến ổn định kinh tế vĩ mô và sản xuất, sinh hoạt của doanh nghiệp, người dân. Từ đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều chỉ đạo về tín dụng, ngoại tệ cho lĩnh vực kinh

Trong bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, nguồn cung không ổn định, giá cả biến động lớn và thường xuyên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm bảo đảm nguồn cung, không để thiếu hụt xăng dầu cho thị trường trong nước.

Do đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp về việc cấp tín dụng đối với doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu theo các nguyên tắc tín dụng hiện hành và quy định của pháp luật.

 Việc tăng cường cấp vốn cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu là một biện pháp đảm bảo nguồn cung cho thị trường?

Bên cạnh đó, chủ động cân đối nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, theo danh sách công bố trên website của Bộ Công Thương phục vụ việc mua xăng dầu trong nước và nhập khẩu xăng dầu theo hạn mức nhập khẩu đã được phân giao, đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, không để xảy ra thiếu hụt, không để xảy ra tình trạng trục lợi, vi phạm pháp luật.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị/Tổng giám đốc các ngân hàng thương mại chỉ đạo sát sao trong toàn hệ thống; tăng cường lãnh đạo, kiểm tra, giám sát, đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu có đủ điều kiện theo quy định; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, thiếu trách nhiệm gây chậm trễ trong  tín dụng.

Ngoài ra, các đơn vị định kỳ hàng tháng, thực hiện báo cáo tình hình cấp tín dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh, nhập khẩu xăng dầu về Ngân hàng Nhà nước. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc trong quá trình, kịp thời báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để được xem xét, xử lý.

Cũng theo đó, vừa qua, thị trường trong nước và quốc tế, giá xăng dầu diễn biến hết sức bất thường, do đó một số bộ, ngành tham gia ý kiến, trong đó có Bộ Công Thương đề nghị tiếp tục duy trì Quỹ BOG, nhất là BOG xăng dầu, tránh biến động quá bất thường về giá xăng dầu. Do đó, trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ quyết định tiếp tục duy trì Quỹ BOG để tránh biến động lớn về giá xăng dầu. 

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn, xuất phát từ thực tiễn và ý kiến của một số bộ, ngành; trong đó có Bộ Công Thương, Chính phủ đã thống nhất đề xuất trước mắt chưa bỏ công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu, đồng thời củng cố các cơ chế trong triển khai, tổ chức thực hiện nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch trong việc sử dụng quỹ. Trên cơ sở đó, tại Luật đã điều chỉnh, đưa biện pháp lập quỹ bình ổn giá trong nhóm biện pháp bình ổn giá có thời hạn để quy định một điều riêng để đảm bảo cơ sở pháp lý cho Quỹ bình ổn giá xăng dầu. 

Quỹ bình ổn giá xăng dầu là quỹ đặc thù, được thành lập theo quy định tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, sau đó là Nghị định 83/2014/NĐ-CP, nay là Nghị định 95/2021/NĐ-CP. Như vậy, khi Quốc hội thông qua Luật Giá 2012 đã có quỹ bình ổn giá xăng dầu; Luật Giá (sửa đổi) cũng không quy định điều chỉnh trực tiếp về quỹ bình ổn giá xăng dầu nhưng có quy định cơ chế chung về quỹ bình ổn giá cũng sẽ củng cố cơ sở pháp lý của quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Ban soạn thảo Luật Giá sửa đổi đã đưa ra các phương án khác nhau, phân tích mặt ưu, nhược điểm của Quỹ BOG. Tại dự thảo về Luật Giá sửa đổi lần này, lấy ý kiến rộng rãi các đối tượng, có đề nghị rà soát đánh giá để xem xét sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu; đến nay cũng còn ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, trong bối cảnh giai đoạn vừa qua khi giá xăng dầu thế giới có nhiều biến động, việc sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã phát huy tác dụng tích cực và hiệu quả trong việc tạo nên một “bước đệm” nhằm góp phần bình ổn giá, không để giá xăng dầu trong nước tăng sốc, góp phần kiềm chế lạm phát kỳ vọng, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng và ổn định an sinh xã hội.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn cho biết, quỹ BOG rất quan trọng trong quá trình quản lý về giá. Các nước trên thế giới đều thực hiện các chính sách bình ổn giá; trong đó có bình ổn giá về mặt bằng và bình ổn giá đối với các mặt hàng về giá. Hiện Việt Nam có nhiều giải pháp để bình ổn giá như tài chính, tiền tệ, cung cầu, quản lý thị trường và quỹ BOG là một trong những giải pháp. 

Nguyễn Hương (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:
Từ khóa:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang