Bé gái 19 tháng tuổi bỏng nặng vì thói quen dùng điện thoại hầu như gia đình nào cũng mắc phải

author 22:28 08/10/2017

(VietQ.vn) - Bức ảnh về việc con gái của chị bị bỏng do cắn phải dây sạc điện thoại của mẹ đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm của các bậc phụ huynh đang nuôi con nhỏ.

Mới đây, một tài khoản có tên N. Davis chia sẻ bức ảnh về việc con gái của chị bị bỏng do cắn phải dây sạc điện thoại của mẹ đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm từ cư dân mạng, đặc biệt là các bậc phụ huynh đang nuôi con nhỏ.

Bé gái 19 tháng tuổi bỏng nặng vì thói quen dùng điện thoại hầu như gia đình nào cũng mắc phải

  Bài chia sẻ của bà mẹ trẻ nhận được nhiều sự quan tâm. Ảnh: Trí thức trẻ 

Dòng chia sẻ của chị N.Davis được viết như sau:

"Tôi định không chia sẻ về việc này cho đến khi tôi đăng lên một nhóm hội có nhiều bà mẹ tham gia thì phát hiện ra rằng cũng có rất nhiều mẹ không nghĩ đến sự nguy hiểm của dây sạc điện thoại với trẻ.

Bình thường, sau khi dùng sạc điện thoại tôi vẫn rút ra và không bao giờ để sạc đang cắm điện ở gần con. Tuy nhiên, vừa qua vì bận quá nên tôi đã quên rút. Chỉ vài giây sau đó, con gái 19 tháng tuổi của tôi đã nghịch, cầm và cho vào miệng.

Ngay lập tức tôi đã đưa con đến gặp bác sĩ và nhận được kết luận rằng con tôi bị bỏng điện. Bác sĩ cũng nói rằng không biết dùng loại thuốc nào bôi vì sợ con sẽ nuốt và trong.

Tôi muốn nhắn nhủ rằng, ông bà, bố mẹ khi dùng xong sạc điện thoại vui lòng rút ra và để xa tầm tay của con để tránh gặp phải trường hợp đáng tiếc như con của tôi".

Ngay khi lời cảnh báo của người mẹ được đăng tải thì rất nhiều người đã tỏ ra vô cùng lo lắng, đồng thời cũng dành những lời chúc mong bé gái nhanh lành bệnh.

"Thật đáng sợ, thực sự là bé nhà tôi chưa gặp phải tình trạng như thế nào giờ nên từ giờ tôi sẽ cảnh giác hơn với những thiết bị điện tử này. Chúc con của chị mau lành bệnh", một cư dân mạng bình luận.

Bé gái 19 tháng tuổi bỏng nặng vì thói quen dùng điện thoại hầu như gia đình nào cũng mắc phải

 Người mẹ chia sẻ những bức ảnh về tình trạng của con gái. Ảnh: Trí thức trẻ 

Đây không phải là trường hợp hiếm gặp. Thực tế đã có nhiều cái chết thương tâm vì sạc điện thoại không đúng cách. Như trường hợp của bé trai 13 tuổi (quê Quảng Ngãi) qua nhà trọ của chú ruột ở đường Đất Mới (quận Bình Tân, TP HCM) chơi. Một lúc sau cậu bé được phát hiện trong tình trạng bất tỉnh, tay cầm điện thoại của chú đang cắm sạc.

Dù được đưa đi cấp cứu nhưng cậu bé không qua khỏi. Qua khám nghiệm cơ quan chức năng thấy mối nối ở dây điện, ổ cắm bị hở là nguyên nhân khiến bé bị điện giật.

Hay một cô bé 14 tuổi Moskva, Nga sử dụng điện thoại trong phòng tắm cũng tử vong ngày 23/2/2016. Cô bé đã bị điện giật chết sau khi sạc điện thoại bất ngờ rơi xuống nước. Mẹ cô bé sau đó đã phát hiện thi thể con mình trong phòng tắm với chiếc sạc điện thoại cầm trong tay, trong khi chiếc điện thoại nằm lăn lóc ở dưới sàn. Thi thể của con gái mình có dấu hiệu cháy xém do bị giật điện quá nặng.

Dây sạc điện thoại có khả năng giết người?

Theo như nghiên cứu, thực chất luồn điện truyền qua giữa hai đầu dây sạc điện thoại chỉ có điện thế là 5V, hoàn toàn không hề gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, việc trẻ nhỏ nghịch ngợm có thể cho vào miệng để ngậm sẽ rất nguy hiểm nếu dây sạc vẫn còn cắm ở ổ điện. Bên cạnh đó, có những sai lầm trong cách dùng sạc điện thoại có thể giết chết con nếu bạn không biết.

Bé gái 19 tháng tuổi bỏng nặng vì thói quen dùng điện thoại hầu như gia đình nào cũng mắc phải

Nếu chất lượng của sạc không tốt, linh kiện bộ sạc bị hỏng thì mức điện áp đầu ra của sạc tới điện thoại thay vì 5V sẽ là điện áp nguồn 220V. Ảnh: Zing

Trao đổi về sai lầm khi sử dụng sạc điện thoại, PGS.TS Nguyễn Trường Luyện – Viện vật lý kỹ thuật (ĐH quốc gia Hà Nội) cho rằng, người sử dụng điện thoại di động bị điện giật chủ yếu liên quan đến thiết bị sạc pin.

Chẳng hạn như các hãng vẫn đặc biệt lưu ý khách hàng cách sử dụng là không tiếp xúc với điện thoại đang sạc khi tay ướt, không sử dụng ở môi trường có nguy cơ cháy nổ cao, đảm bảo đấu nối vào nguồn điện đúng quy cách… nhưng nhiều người không tuân thủ.

Không ít người còn sai lầm khi vừa sạc vừa dùng điện thoại vì không chỉ tiềm ẩn nguy hiểm mà còn ảnh hưởng sức khỏe. Thông thường thì đầu vào của sạc được nối thẳng tới điện lưới 220VAC nếu chất lượng của sạc không tốt, linh kiện bộ sạc bị hỏng thì mức điện áp đầu ra của sạc tới điện thoại thay vì 5V sẽ là điện áp nguồn 220V.

Khi đó, ngoài khả năng gây cháy điện thoại do điện áp cao, người dùng có thể bị điện giật do tiếp xúc với điện lưới nếu chạm vào. Đặc biệt là khi tay ướt, dính mồ hôi, chân trần chạm đất. Hơn nữa do tác dụng của sóng cao tần (cỡ 1.8 GHz) phát ra từ điện thoại di động khi thời gian sử dụng kéo dài (vì việc sạc pin thường lâu) sẽ ảnh hưởng tới não người sử dụng.

Bé gái 19 tháng tuổi bỏng nặng vì thói quen dùng điện thoại hầu như gia đình nào cũng mắc phải

Khi dùng các bộ sạc không đạt tiêu chuẩn hoặc không tương thích, nguy cơ bị giật hoặc cháy, nổ dễ xảy ra. Ảnh: Genk 

Đề phòng tai nạn đáng tiếc xảy ra, các bậc phụ huynh hãy sạc điện thoại một cách có ý thức, luôn đặt sự an toàn của con lên hàng đầu. Khi sạc điện thoại, bố mẹ nên lưu ý những điều sau:

- Không để sạc còn cắm trong ổ điện khi đã sạc xong. Điện thoại sau khi sạc xong cần rút dây sạc ra khỏi ổ cắm. Quấn gọn dây lại và cất cẩn thận.

- Hạn chế tối đa việc vừa sạc, vừa dùng điện thoại.

- Luôn cắm sạc điện thoại ở nơi xa tầm với của con. Tốt nhất hãy cắm sạc trên bàn cao hoặc trên tủ để trẻ không thể nghịch được.

- Không tiếp xúc với điện thoại đang sạc khi tay ướt, không sử dụng ở môi trường có nguy cơ cháy nổ cao, đảm bảo đấu nối vào nguồn điện đúng quy cách…

- Sử dụng thiết bị chính hãng đã qua kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, tuyệt đối không sử dụng các loại dây sạc không rõ nguồn gốc hoặc không tương thích với thiết bị của mình.

Bé trai 3 tuổi nguy kịch vì mẹ để con 'tự đói khắc đòi ăn'(VietQ.vn) - Mẹ để con tự đói khắc đòi ăn, bé trai 3 tuổi mệt lả người, ói, ăn uống kém, có triệu chứng co giật. 

Dũng Linh (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang