Đã tìm thấy xác nạn nhân thẩm mỹ viện Cát Tường tại Hà Nam?

author 15:42 29/10/2013

Đã tìm thấy một xác phụ nữ trôi tại sông Hồng đoạn Hà Nam có nhiều đặc điểm nhận dạng giống chị Huyền, nạn nhân trong vụ thẩm mỹ viện Cát Tường. Các cơ quan đang tiến hành xác minh.

 

 

 

Nhấn F5 để tiếp tục cập nhật

Bố đẻ nạn nhân: Nguyễn Mạnh Tường phạm tội giết người

Ngày 3.11, ông Lê Văn Viễn bố đẻ nạn nhân Huyền đã gửi tới tòa soạn Lao Động bức tâm thư chứa chan nước mắt và sự căm phẫn đối với bác sĩ mà ông gọi là “đồ tể Nguyễn Mạnh Tường”.

Teo đó, ông Viễn cho rằng, việc quy tội giết người không nhất thiết phải cầm dao kiếm đâm chém người ta hay đánh thuốc độc… dẫn đến kết quả chết người mới buộc tội là giết người.

 

 



Ông Viễn cũng đưa ra những phân tích về những điều mà ông cho đó là “mặc định về tội giết người của bác sĩ đồ tể này”.

“Tường không phải là bác sĩ phẫu thuật thẩm mĩ mà dám coi thường tính mạng con người, lóa mắt trước đồng tiền, không có kiến thức và thực hành về phẫu thuật thẩm mỹ mà dám làm bừa để gây nên cái chết cho con tôi. Đó chính là tội giết người!” - trong bức tâm thư ông Viễn viết.

Trên cơ sở những phân tích về sự làm liều, không có chuyên môn từ khâu xét nghiệm trước khi phẫu thuật tới khi gây mê hồi sức và cấp cứu… cuối bức tâm thư ông Viễn một lần nữa khẳng định “đồ tể đê hèn này đã phạm tội giết người (dù có thể không tìm thấy xác nạn nhân)”.

 



Trong bức tâm thư ông Viễn bày tỏ sự căm phẫn về sự hành xử có tính toán như côn đồ của “bác sĩ đồ tể Tường đã đem thi thể con gái ông ném xuống sông và dựng hiên trường giả…”

“Trên đây là những thông tin mà tôi thấy cần chia sẻ để rộng đường dư luận cần biết để kết tội bác sĩ đồ tể này", ông Viễn viết.

 

 

 

 

 

THÔNG TIN GÂY RÚNG ĐỘNG NGÀY 3/11: BẢO VỆ GIÚP PHI TANG XÁC ĐÃ KHAI MAN CƠ QUAN ĐIỀU TRA? XEM TẠI ĐÂY


 


 

 

 

Nhấn F5 tiếp tục cập nhật


Xung quanh câu chuyện khởi tố tội danh của Công an Hà Nội đối với bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường (giám đốc thẩm mỹ viện Cát Tường)  người ném xác phi tang chị Lê Thị Thanh Huyền, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Hoàng Văn Thạch (Văn phòng Luật sư Trí Minh, Hà Nội)

Thưa ông, mới đây cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hà Nội đã khởi tố 2 tội danh đối với bác sỹ Tường trong khi chưa tìm thấy xác nạn nhân là chị Lê Thị Thanh Huyền. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

LS Hoàng Văn Thạch: Nếu trong một vụ án mà bị can  có dấu hiệu phạm vào một trong các tội danh xâm phạm tính mạng của người khác nói chung (giết người, vô ý làm chết người….) mà không tìm thấy xác nạn nhân thì lúc này chứng cứ để khẳng định nạn nhân đã chết chỉ có thể là lời khai của bị can hoặc các nhân chứng.

 

 

Tuy nhiên các lời khai này cũng chỉ có thể xác nhận nạn nhân đã chết thông qua mắt thường, đôi khi đó có chỉ là trang thái hôn mê hay chết lâm sàng. Những trường hợp này cần phải có sự giám định y khoa mới có thể khẳng định được nạn nhân đã chết chắc hay chưa? Mà nếu không tìm thấy xác thì không có đủ cơ sở để khẳng định nạn nhân đã chết.

Vì không thể khẳng định được nạn nhân đã chết nên mọi lời nhận tội của bị can đều không đủ cơ sở để khẳng định lời khai, lời nhận tội đó phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án.

Do vậy theo quy định tại Khoản 2 Điều 72 Bộ luật Tố tụng dân sự thì lời nhận tội của bị can không thể coi là chứng cứ. Còn lời khai của nhân chứng thì không đủ cơ sở như đã phân tích.

Lúc này nếu không tìm thấy xác nạn nhân thì chỉ có thể khởi tố tội danh theo nhận định ban đầu để điều tra làm rõ. Còn chưa thể truy tố cũng như xét xử bị cáo về tội danh đó được.

Vậy nếu cơ quan chức năng không tìm thấy xác nạn nhân thì phải đảm bảo điều kiện gì mới có thể truy tố và xét xử đối tượng Nguyễn Mạnh Tường và những người có liên quan trong vụ án này?

Trường hợp chưa tìm thấy xác nạn nhân thì cũng đồng nghĩa với việc không có tin tức gì về nạn nhân. Lúc này cơ quan điều tra cần hướng dẫn người thân của nạn nhân làm thủ tục tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự. Sau 02 năm nếu vẫn không có tin tức gì thì tiếp tục làm thủ tục tuyên bố người đó mất tích.

Sau 03 năm kể từ ngày tuyên bố người đó mất tích mà vẫn không có tin tức gì thì làm thủ tục tuyên bố người đó đã chết (hoặc có thể không qua thủ tục tuyên bố mất tích nhưng phải đợi 06 năm kể từ ngày người đó biệt tích – tức ngày có tin tức cuối cùng của nạn nhân). Sau khi Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó đã chết thì lúc này quyết định của Tòa án là văn bản pháp lý chứng minh nạn nhân là đã chết, viện kiểm sát sẽ ra quyết định truy tố bị can về tội danh tương ứng với cách hành vi của bị can mà cơ quan điều tra xác định được và Tòa án xét xử bị cáo về tội danh này.

 

 

Như vậy có thể thấy trong trường hợp không tìm thấy xác nạn nhân thì phải mất ít nhất 05 năm mới có thể xét xử được bị can về tội danh xâm phạm tính mạng.

Tuy nhiên cũng phải nói thêm là thời gian 05 năm quá dài, trong khi thời hạn điều tra tối đa theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) cũng chỉ có 20 tháng. Hết 20 tháng mà vẫn chưa tìm được xác nạn nhân thì cơ quan điều tra đình chỉ vụ án. Khi nào Tòa án ra quyết định tuyên bố nạn nhân đã chết thì cơ quan điều tra có quyền phục hồi điều tra theo quy định tại Điều 165 BLTTHS.

Nếu sau khi Tòa án tuyên bố người đó đã chết, bị cáo cũng bị xét xử về tội danh tương ứng và bản án đã có hiệu lực mà nạn nhân còn sống trở về thì sao?.

Trong trường hợp này thì sự trở về của nạn nhân có thể coi là tính tiết mới làm cho việc giải quyết vụ án không đúng, làm thay đổi cơ bản nội dung bản án và bản án sẽ được kháng nghị và xem xét lại theo thủ tục tái thẩm. Bản án sẽ bị hủy để điều tra, xét xử lại hoặc đình chỉ (nếu bị cáo đã chết). Khi xét xử lại thì tùy vào các hành vi của bị can mà có thể chuyển tội danh hoặc vẫn giữ nguyên tội danh cho bị can (nhưng ở mức hình phạt thấp hơn).

Các cơ quan tiến hành tố tụng trong trường hợp này cũng có thể không phải bồi thường cho bị cáo. Vì: Nếu bị cáo không làm chết nạn nhân nhưng cố ý khai là như vậy để che dấu một tội phạm khác hoặc để nhận tội thay người khác thì được coi là bị cáo đã cố tình khai báo gian dối và theo quy định tại Điều 27 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà Nước thì đây không thuộc trường hợp được bồi thường. Trường hợp nạn nhân chưa chết nằm ngoài ý chí chủ quan của bị cáo mà khi nạn nhân còn sống trở về dẫn đến phải chuyển tội danh cho bị cáo sang tội danh khác nhẹ hơn thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường cho bị cáo theo quy định chung.

Cảm ơn ông về cuộc trao đổi


 

Tuyết Sơn

 

Nhấn F5 để tiếp tục cập nhật


 

 

 

Vì sao chưa khởi tố tội danh giết người?

Luật sư Hà Đăng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) nhận định trên TPO, việc cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội quyết định không khởi tố tội danh Giết người đối với bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường - nghi phạm trong vụ ném xác nữ khách hàng xuống sông Hồng - là hoàn toàn có cơ sở pháp lý.

Lý do, theo luật sư Hà Đăng, ở điều khoản này, một điều kiện bắt buộc phải chứng minh động cơ, mục đích tước đoạt tính mạng người khác. Song  quá trình điều tra, xác minh cho đến nay, cơ quan chức năng nhận thấy chưa hội tụ đầy đủ yếu tố này.

 

 

- Một điều dễ nhận ra và có thể khẳng định chắc chắn, rằng việc nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền khi đến với cơ sở thẩm mỹ Cát Tường là mong muốn làm đẹp. Ở góc độ bác sỹ, chắc chắn ông Tường cũng chỉ mong muốn dùng tay nghề của mình để phục vụ tốt nhất nhu cầu của chị Huyền.

Và như vậy, khi chị Huyền tử vong, về mặt logic, đó là hậu quả nằm ngoài mong muốn của cơ sở thẩm mỹ nói chung, bác sỹ Tường nói riêng. Và cơ sở lý luận hình sự, một người không cố ý tước đoạt tính mạng người khác, không thỏa mãn tội danh Giết người (quy định tại Điều 93 BLHS).

- Nếu không phải tội Giết người, việc cơ quan điều tra khởi tố ông Tường về hai tội danh Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh và Xâm phạm thi thể đã thấu đáo chưa, thưa ông?

- Việc cơ quan điều tra khởi tố ông Tường về tội Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác (quy định tại Điều 242 BLHS) là hoàn toàn hợp lý.

Điều luật này quy định khá rõ, nếu người nào có hành vi vi phạm các quy định về khám chữa bệnh, dẫn tới hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người khác, có thể bị xử phạt tù đến 5 năm, rất nghiêm trọng có thể đến 10 năm và đặc biệt nghiêm trọng có thể đến 15 năm tù.

 

 

Về hành vi xâm phạm thi thể, căn cứ vào một số thông tin ban đầu, có thể nhận thấy, nạn nhân đã tử vong trước khi có hành vi phi tang (bác sỹ Tường đã gọi về cho vợ để thông báo chị Huyền đã tử vong. Vợ đã khuyên nên trình báo cơ quan công an, nhưng vị bác sỹ đã từ chối). Như vậy, hành vi vứt xác chị Huyền phi tang đã hình thành một tội danh độc lập.

- Ngoài hai tội danh trên, ông Tường còn có hành vi vi phạm gì không, theo luật sư?

- Nhiều đồng nghiệp tôi cũng hay nói đến hành vi Kinh doanh trái phép; Trốn thuế… Về căn bản, tôi đồng ý có những hành vi này. Tuy nhiên, cũng cần xem xét đến phương pháp xử lý.

Có chăng, những hành vi đó chỉ dừng lại mức độ xử lý hành chính, hoặc một biện pháp của một cơ quan chức năng khác (không phải cơ quan điều tra). Để làm rõ điều này, chúng ta cần quay lại cơ quan cấp phép và quản lý trong lĩnh vực y tế, thẩm mỹ để làm rõ hơn.

- Cảm ơn luật sư về cuộc trao đổi!

 

 

 

 

 

 

Nhấn F5 để tiếp tục


 

Trưa nay 1-11, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Quang (cậu ruột anh Nguyễn Hữu Huy - chồng nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền) cho biết ông hết sức bất ngờ với quyết định của Cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội về việc chuyển tội danh bị can Nguyễn Mạnh Tường, chủ thẩm mỹ viện Cát Tường, từ “Giết người” ban đầu thành “Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác” và “Xâm phạm thi thể”.
 
“Căn cứ từ lời khai của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, sao cơ quan điều tra không ra quyết định khởi tố về tội giết người? Tôi cảm thấy bất ngờ quá” - ông Quang, cho biết.
 
Ông Quang nói thêm gia đình không hiểu rõ quy trình của cơ quan điều tra, nhưng không hiểu căn cứ vào những chứng cớ nào mà cơ quan điều tra lại thay đổi tội danh với bác sĩ Tường sau khi gây ra hành vi vô cùng độc ác với thân nhân của ông.
 
“Dù chưa tìm thấy xác cháu Huyền, nhưng qua lời khai của ông Tường với cơ quan điều tra rồi, thì làm sao lại không thể khởi tố tội “Giết người”?” - ông Quang đặt vấn đề.
 
Ông Quang Cho biết trong sáng nay 1-11, tức là đã bước sang ngày thứ 13 kể từ khi chị Huyền bị bác sĩ Tường vứt xác xuống sông Hồng phi tang, gia đình vẫn chưa tìm thấy thi thể người thân của mình.
 
“Tôi và những người thân khác sáng nay vẫn tiếp tục đang lênh đênh trên thuyền để đi tìm kiếm xác cháu tôi, từ khu vực cầu Thanh trì xuống qua bến đò Hồng Vân (Thường Tín-Hà Nội). Còn Huy, chồng cháu Huyền, thì cũng đang đi các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên để hỏi thông tin” - ông Quang cho hay.
 
“Chúng tôi cũng sốt ruột lắm rồi” - ông Quang nói song cho biết gia đình vẫn đang nỗ lực với mong mỏi tìm bằng được thi thể người thân.
 

Nhấn F5 để tiếp tục cập nhật

 

 

 

Tối 31/10, lãnh đạo Công an Hà Nội cho biết, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Mạnh Tường (SN 1973, bác sỹ BV Bạch Mai), Giám đốc Thẩm mỹ viện Cát Tường để điều tra về các hành vi: Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác (Điều 242 Bộ luật hình sự) và hành vi xâm phạm thi thể (Điều 246 Bộ luật hình sự).

 

 

Cơ quan điều tra cũng khởi tố, bắt tạm giam đồng phạm của ông Tường là Đào Quang Khánh (SN 1996, nhân viên bảo vệ Thẩm mỹ viện Cát Tường) về hành vi xâm phạm thi thể. Các quyết định tố tụng trên đã được Viện KSND cùng cấp phê chuẩn.

Điều 242. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác

1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 201 của Bộ luật này, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

 

 

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt từ từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm

Điều 246. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt

1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

 

 

 

 

 

Nhấn F5 để tiếp tục cập nhật


 

Chiều 31.10, tức là sau 12 ngày sau khi chị Huyền bị bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, 40 tuổi, Giám đốc Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường ở số 45 đường Giải Phóng (P.Đồng Tâm, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội) vứt xuống sông Hồng, lượng người đổ về khu vực chân cầu Thanh Trì vẫn rất đông, trong số này có nhiều người tự xưng là “nhà ngoại cảm”.
Chứng kiến cảnh tượng trên, ông Nguyễn Văn Sơn (58 tuổi, ở P.Bạch Đằng, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội) lắc đầu,  ngao ngán: “Nếu họ là nhà ngoại cảm thật và có ý định giúp gia đình người ta tìm xác thì rất là quý. Nhưng hầu như ngày nào tôi cũng tới đây nên tôi biết rõ. Chủ yếu họ tới đây là để gây sự chú ý, “ăn theo” lần tìm kiếm này để được truyền thông nhắc tới… Như thế thì không nên”.
Nghe ông Sơn nói vậy, chị chủ quán nước, mới mọc lên từ hồi có vụ tìm xác dưới chân cầu Thanh Trì, cũng cho hay: “Chiều qua cũng có một người đàn ông quê Hải Phòng xuất hiện ở đây. Ông này nói mình có khả năng đặc biệt nên tới để giúp gia đình chị Huyền. Khác với mấy ông ngoại cảm trước đó, ông này phán thi thể chị Huyền đã trôi về phía bến Thúy Lĩnh thuộc P.Lĩnh Nam, cách cầu Thanh Trì hơn 1 km. Thấy vậy nhiều người dân bu lại và đòi đưa người này đi tìm. Nhưng cũng nhiều người nửa đùa nửa thật rằng nếu không vớt được xác thì chúng tôi ném ông xuống sông tắm luôn một thể, từ hôm đó tới nay nghe nhiều “nhà ngoại cảm” phán lắm rồi”.
Ngay sau đó, bất chấp nước sông Hồng lạnh buốt, gần chục nam thanh niên ở bến Thúy Lĩnh đã tình nguyện ngụp lặn nhiều giờ đồng hồ tại khúc sông này để mong tìm kiếm được thi thể chị Huyền, như lời “nhà ngoại cảm” gốc Hải Phòng nói trước đó.
“Rõ khổ, tới gần chiều tối mà vẫn không thấy xác nên đành lên bờ, mấy đứa thanh niên tham gia ngụp lặn, đứa nào cũng tím tái cả lại. Ấy vậy mà khi lên bờ, tìm mãi cũng không thấy “nhà ngoại cảm” đâu nữa”, chị Nguyễn Thị Hằng (34 tuổi, ở P.Lĩnh Nam, Q.Hoàng Mai, TP.Hà Nội), người chứng kiến vụ việc, kể lại.
Vẫn theo chị Hằng, nếu thật sự là "nhà ngoại cảm" có tâm đức thì hãy âm thầm mà làm để giúp gia đình, nếu việc thành, mọi người sẽ không quên ơn.
“Tôi được biết, thời gian đầu thật sự là gia đình nạn nhân có mời nhà ngoại cảm, nhưng về sau là các nhà ngoại cảm tự tìm đến rồi tự liên hệ với gia đình đấy chứ. Bởi vì làm như mấy hôm vừa rồi thì có khác gì quấy rầy gia đình người ta và tạo những luồng dư luận không hay cho chính các nhà ngoại cảm hoạt động đích thực khác”, chị Hằng nói.
Trao đổi với PV TN, thượng tá Nguyễn Văn Cương, Phó phòng Cảnh sát giao thông đường thủy (Công an TP.Hà Nội), cho biết nhiều tổ công tác vẫn đang nỗ lực dùng xuồng và lưới móc câu tìm kiếm thi thể chị Huyền dọc sông Hồng. Được biết, chiều dài quãng đường sông tìm kiếm lên tới hơn 100 km.

 

Nhấn F5 để tiếp tục cập nhật


 

Sáng nay 31-10, đã 12 ngày kể từ khi nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền bị bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường - chủ cơ sở thẩm mỹ Cát Tường - vứt xác phi tang vào đêm 19-10, gia đình vẫn tiếp tục nỗ lực tìm kiếm nhưng chưa có kết quả.
 
Trưa nay, trao đổi với phóng viên NLD, ông Quang, cậu ruột anh Nguyễn Hữu Huy (chồng nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền), cho biết hiện ông và 4 người thân khác đang thuê 2 chiếc thuyền đi dọc sông Hồng để tìm kiếm thi thể chị Huyền.
Ông Quang cũng cho biết gia đình và người thân của chị Huyền đã có đề nghị với cơ quan điều tra, đề nghị thẩm vấn và lấy lại lời khai của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường để xác định lại xem ông Tường có vứt chị Huyền xuống sông Hồng để phi tang hay không, nếu vứt thì chính xác là vứt ở chỗ nào.
 
“Tuy nhiên đến nay, cơ quan điều tra cho biết qua đấu tranh, lời khai của Nguyễn Mạnh Tường vẫn chưa thay đổi so với lời khai ban đầu” - ông Quang nói.
 
Trước đó, ngày 29-10, trả lời câu hỏi nghi vấn tình tiết bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường liệu có ném thi thể nạn nhân xuống sông hay không, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an TP Hà Nội, cho biết có những nhân chứng phát hiện bác sĩ Tường ném xác nạn nhân xuống sông. “Khả năng nhiều là đối tượng ném thi thể nạn nhân xuống sông. Vì còn có những tài liệu khác và những nhân chứng phát hiện” - Tướng Chung nói.
 
Trong những ngày qua, gia đình, người nhân của chị Huyền liên tục nhận được các thông tin về phát hiện thi thể trôi trên sông Hồng. Gần đây nhất là ngày 29-10, gia đình 2 lần nhận được tin báo có thi thể nổi ở khu vực cầu Yên Lệnh, giáp ranh giữa 2 tỉnh Hà Nam - Hưng Yên. Tuy nhiên, sau khi gia đình đến tận nơi để xác minh thì đó chỉ là hoang tin không chính xác, và đó chỉ là một khúc gỗ.
 
Dù đã 12 ngày trôi qua, thi thể chị Huyền vẫn chưa được tìm thấy, tuy nhiên những nỗ lực để tìm kiếm chị Huyền vẫn được gia đình tiếp tục thực hiện.
“Dù phải tìm kiếm đến bao giờ, gia đình chúng tôi cũng không nản chí và vẫn sẽ tiếp tục tìm kiếm cháu tôi” - ông Quang cho biết.

 

 

 

 

Bước sang ngày thứ 11, những nỗ lực không ngừng nghỉ của gia đình và lực lượng CSGT, Công an TP.Hà Nội trong việc tìm kiếm thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền vẫn chưa có kết quả.

Nhiều biện pháp như lặn mò, dò sào cho đến cả "ngoại cảm" đã được triển khai nhưng xác nạn nhân vẫn bặt vô âm tín.

 

 

Hiện gia đình chị Huyền đã dừng việc thuê thợ lặn mò xác quanh khu vực cầu Thanh Trì. Thay vào đó, họ thuê 3-4 thuyền của dân chài đi dọc bờ sông dò tìm với hy vọng thấy xác nổi lên.



Phía CSGT cũng đã chỉ đạo các đội tìm kiếm chuyển sang phương pháp dùng lưới gắn móc câu chùm bằng thép rà dọc đáy sông từ Thanh Trì tới Thái Bình. Lưới có độ nặng có khả năng bắt được cả những vật nhỏ.

Theo luật sư Nguyễn Anh Thơm, Văn phòng luật sư Nguyễn Anh (Đoàn luật sư Hà Nội), việc có tìm thấy thi thể chị Huyền hay không cũng không ảnh hưởng gì đến việc điều tra, truy tố, xét xử với bác sĩ Tường về tội Giết người.

 

 

Vị luật sư có nhiều năm kinh nghiệm nói, việc chứng minh hành vi phạm tội của người đứng đầu thẩm mỹ viện Cát Tường căn cứ vào lời khai nhận tội của chính bác sĩ Tường, lời khai của những người trong kíp mổ cho nạn nhân Huyền cùng lời khai của nam nhân viên bảo vệ tên Khánh.

Theo đó, Khánh được Tường huy động cùng đem xác nạn nhân ném xuống sông Hồng để phi tang. Nam nhân viên bảo vệ này cũng là người trực tiếp đem xe máy của chị Huyền sang Thạch Bàn (quận Long Biên) vứt bỏ. Hơn nữa, lời khai của số nhân viên làm việc tại Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường đều thừa nhận sau khi có vụ việc bất thường xảy ra ở Trung tâm thẩm mỹ thì bác sĩ Tường yêu cầu họ tẩu tán các trang thiết bị, giấy tờ sổ sách liên quan đến vụ việc.

 

 

Khi cơ quan điều tra vào cuộc cũng đã thu giữ được chứng từ chị Huyền nộp 50 triệu cho Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường để hút mỡ bụng và nâng ngực. Ngoài ra, một số trang thiết bị trong ca phẫu thuật, chiếc xe máy của nạn nhân cũng đã thu được

Từ những chứng cứ, tài liệu như nêu trên, luật sư Thơm cho rằng có đủ có sở chứng minh ngày 19/10, bác sĩ Tường đã thực hiện ca phẫu thuật hút mỡ bụng, nâng ngực cho chị Huyền dẫn đến tử vong tại Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường.

Trưởng văn phòng luật sư Nguyên Anh viện dẫn, nếu xét lỗi và động cơ mục đích của bác sĩ Tường để định tội danh cho phù hợp thì thấy về điều kiện hành nghề, về trang thiết bị kỹ thuật không đảm bảo để thực hiện hút mỡ bụng, nâng ngực, không đủ điều kiện về hồi sức cấp cứu khi xảy ra sự cố. Về trình độ chuyên môn bác sĩ Tường và kíp mổ không ai có chuyên môn phẫu thuật thẩm mỹ hút mỡ bụng, nâng ngực, không ai có chuyên môn gây mê.

"Bác sĩ Tường không mong muốn hậu quả chị Huyền bị chết. Song biết rõ hành vi của mình là nguy hiểm đến tính mạng người khác nhưng bác sĩ này vẫn cố tình làm", luật sư nhìn nhận và viện dẫn thực tế cho thấy chị Huyền đã tử vong. Ngoài ra còn nhiều nạn nhân khác bị biến chứng sau ca phẫu thuật do bác sĩ Tường thực hiện.

 

 

Với những lập luận của mình, luật sư Nguyễn Anh Thơm cho rằng hành vi của bác sĩ Tường có dấu hiệu phạm tội Giết người với lỗi cố ý gián tiếp theo điều 93 Bộ luật hình sự.

Nói về quãng thời gian dài nhưng chưa tìm thấy xác nạn nhân, luật sư Thơm cũng đặt ra câu hỏi nghi ngờ liệu bác sĩ Tường vứt thi thể chị Huyền ở một địa điểm nào khác nhằm che giấu tội phạm của mình.

 

 

 

 

 

Nhấn F5 để tiếp tục cập nhật

 

 

Vẫn đưa ra được kết luận điều tra
Ngày 30/10, trao đổi với phóng viên, đại tá, tiến sĩ Lê Việt Vùng, nguyên Giám đốc Trung tâm Giám định pháp y Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an cho biết, thông thường thi thể ném xuống sông sẽ nổi lên trong quá trình phân hủy, thời gian bao nhiêu lâu còn phụ thuộc vào các yếu tố như thời tiết, cơ địa từng người nhưng thường là 4-5 ngày.
Với trường hợp nạn nhân bị bác sĩ thẩm mỹ viện Cát Tường phi tang xác, theo ông Vùng, có thể túi bóng buộc thi thể chị Huyền đã vướng vào tàu, thuyền đi trên sông và trôi ra ngoài biển chứ không còn ở loanh quanh khu vực gầm cầu Thanh Trì và tuyến sông đó.
Với giả thiết như một số người đưa ra xác chị Huyền có thể bị ông bác sĩ buộc vật nặng nên bị vùi dưới cát, không thể nổi lên được, ông Vùng cho rằng, trường hợp này cũng có thể xảy ra nhưng trường hợp của chị Huyền ít khả năng xảy ra. 
“Có nhiều trường hợp nạn nhân vứt dưới sông không nổi được. Cũng có trường hợp, đối tượng phi tang xác đóng cọc chéo vào nhau rồi ghìm thi thể nạn nhân xuống nhưng sau vẫn nổi lên. Có trường hợp thủ phạm buộc vật nặng hoặc gìm cổ, chân, tay vào cột thì những bộ phận còn lại vẫn có thể nổi lên. Với những trường hợp này cũng khó có thể đưa ra những mốc thời gian cụ thể vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như mùa đông, mùa hè, cơ địa của từng người…Nhưng liệu rằng trong trường hợp nạn nhân thẩm mỹ viện Cát Tường có xảy ra những giả thiết trên vì nếu vật buộc kèm mà nặng qúa thì hai người kia sẽ không thể bê và ném xuống sông được còn nếu bằng hoặc nhỏ hơn trọng lượng cơ thể thì khi phân hủy vẫn có thể nổi. Theo đó, nhiều khả năng thi thể chị này đã bị vướng vào thuyền trôi ra biển” ông Vùng phân tích. 
Cũng theo ông Vùng, những ý kiến cho rằng thi thể ông bác sĩ có thể phi tang xác nạn nhân ở chỗ khác hay bằng cách khác chỉ là suy đoán, suy diễn. Cơ quan điều tra đủ nghiệp vụ để có thể thẩm định lời khai của các đối tượng chính xác hay không. Nếu có cơ sở nghi vấn địa điểm phi tang ở chỗ khác, cơ quan chức năng không để phải mất 10 ngày loay hoay, phí sức. 
Mặc dù đến thời điểm này công tác tìm kiếm xác chị Huyền vẫn khó khăn nhưng theo ông Vùng, trong trường hợp tìm đuợc cũng khó có thể dựa vào thi thể để xác định nguyên nhân chết cũng như chết trước hay sau khi bị ném vì lục phủ ngũ tạng thối rữa hết, không có hình ảnh ti thể để phân tích và đưa ra kết luận. 
Tuy nhiên, bằng các phương pháp nghiệp vụ khác, cơ quan chức năng hoàn toàn có thể đưa ra kết luận, xác định tội danh của đối tượng. 
“Kết quả pháp y chỉ là một cơ sở để để đưa ra kết luận về nguyên nhân chết cũng như hành vi phạm tội. Đã có nhiều trường hợp không tìm thấy xác nạn nhân nhưng với nhiều cơ sở căn cứ khác cơ quan điều tra vẫn đưa ra được kết luận”, ông Vùng nói.
Gặp "sự cố" do kíp phẫu thuật không đủ người?
Theo một bác sỹ đầu ngành về thẩm mỹ, phẫu thuật nâng ngực, hút mỡ bụng đòi hỏi trình độ thẩm mỹ cao và tay nghề bác sỹ lâu năm. Việc này chỉ được thực hiện tại bệnh viện và là bệnh viện phải có quy trình quản lý chặt chẽ và đủ trang thiết bị.
Tại bệnh viện khi làm phẫu thuật sẽ làm việc theo kíp (nhóm gây mê, phẫu thuật, dụng cụ, phục hồi -PV). Sự kết hợp các nhóm mới tạo thành một kíp. Nếu không đủ người, khi có biến chứng xảy ra thì không có ai giúp, nguy hiểm sẽ đến với bệnh nhân và tất nhiên hậu quả sẽ đến với người bác sỹ.
"Còn tại sao phải làm phẫu thuật nâng ngực, hút mỡ trong bệnh viện? Nếu xảy ra "sự cố" thì mọi người trong kíp phẫu thuật này sẽ hỗ trợ nhau xử lý kịp thời. Tôi lấy ví dụ, nếu bệnh nhân sốc thuốc, bác sỹ gây mê có nhiệm vụ giải quyết điều đó. Còn nếu không giải quyết được thì có nhóm hồi sức tham gia hỗ trợ. Kíp phẫu thuật ít nhất phải 3 người, gây mê 2 người, dụng cụ 2 người. Phòng khám thường không có quy mô kíp lớn như bệnh viện và không đảm bảo. Không những thế, khi hoạt động theo nhóm, chẳng may dẫn đến sự cố cho bệnh nhân, thậm chí gây tử vong thì về mặt tâm lý sẽ ổn định hơn, người nọ khuyên người kia. Trong trường hợp của anh Tường, trực tiếp hút mỡ bụng tiêm vào ngực nên khi cấp cứu thất bại cho bệnh nhân, Tường trở nên bấn loạn, cuống và phát sinh hành động kỳ quái- đích thân vị giám đốc này mang xác nạn nhân phi tang, tạo hiện trường giả với chiếc xe máy và tài sản của nạn nhân", vị bác sỹ này phân tích.
(Theo DSPL)

 

Nhấn F5 để tiếp tục cập nhật


 

Ngày 30/10 vẫn chưa tìm thấy xác chị Huyền

Sáng 30.10, tức đã 11 ngày trôi qua, nhưng thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền (39 tuổi, ở 36 Hàng Thiếc, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) vẫn chưa được tìm thấy. Trong khi đó, nhiều "nhà ngoại cảm" vẫn liên tục xuất hiện và chỉ chỗ bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, 40 tuổi, Giám đốc Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường (ở 45 đường Giải Phóng, P.Đồng Tâm, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội) vứt xác nạn nhân xuống sông Hồng. 

Chú Nguyễn Văn Huy (51 tuổi, ở Q.Hoàng Mai, Hà Nội) - người thường xuyên tới đây từ hôm nghe tin chị Huyền bị bác sĩ Tường vứt xác xuống sông Hồng, lắc đầu ngao ngán.

 

 

Theo lời chú Huy: “Suốt từ hôm 22 tới giờ, hàng chục lượt người tự xưng là "nhà ngoại cảm" tìm tới đây liên hệ với gia đình người nhà nạn nhân để được tham gia tìm kiếm. Và nếu chẳng may có tìm được xác chị Huyền thì những "nhà ngoại cảm" này không những được tiền mà tiếng tăm sẽ được đánh bóng, nổi như cồn…”.Thế nhưng, kết quả vẫn là con số 0!

Sáng 30.10, trao đổi với PV thượng tá Nguyễn Văn Cương, Phó Phòng cảnh sát giao thông đường thủy (Công an TP.Hà Nội), cho biết sau nhiều ngày tìm kiếm không có kết quả, hiện đơn vị đã chỉ đạo các đội tìm kiếm chuyển qua dùng phương pháp câu rà từ cầu Thanh Trì về tới tận Thái Bình. Cụ thể, đó là dùng lưới có gắn móc câu bằng thép được thả xuống tận đáy sông, khi kéo đi, những vật nhỏ cũng bị móc câu thép bắt được.

Nghi ngờ lời khai

 

 

Để giải thích cho việc vẫn chưa tìm thấy xác nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền, rất nhiều giả thuyết, kịch bản được dân mạng đưa ra tranh luận, mổ xẻ trên các diễn đàn, mạng xã hội. Đặc biệt trong đó có giả thuyết, Nguyễn Mạnh Tường không hề ném xác chị Lê Thị Thanh Huyền xuống sông Hồng như lời khai?
Giả thuyết thi thể chị Huyền không bị ném ở sông Hồng được đưa ra dựa trên nhiều lý do. 
Thứ nhất là dựa trên những cử chỉ, lời khai của Đào Quang Khánh và Nguyễn Mạnh Tường. Dư luận đặt câu hỏi lớn: Tại sao khi thuật lại hành vi ném xác mà cả Khánh và Tường lại có thể bình tĩnh đến lạnh lùng như thế?
Thứ hai là theo chia sẻ của anh Đông - người đã vớt xác trên sông Hồng lâu năm, anh chưa có "cảm giác" sẽ tìm thấy xác của chị Huyền trên sông Hồng: "Có một điều đặc biệt trong lần này tôi chưa có một cảm giác nào để hy vọng chị này (chị Lê Thị Thanh Huyền - PV) đang ở khu vực này, theo kinh nghiệm nghề nghiệp, hầu hết mỗi lần tìm kiếm xác nạn nhân tôi đều có cảm giác kết quả có hay không, vì tìm kiếm xác người rất đặc biệt và ‘khó tả’ lắm. Điều khó khăn và bị phân tâm lớn nhất đối với tôi đó là không được biết chính xác chị Huyền có bị buộc vào vật nặng hay không và vị trí bị ném xuống có chính xác không?…".
Thứ ba là dựa trên lời tiên đoán của một người tự xưng là nhà ngoại cảm ở Hải Phòng. Nhà ngoại cảm này cho rằng xác của chị Huyền không có ở quanh khu vực cầu Thanh Trì mà là ở một chỗ khác.
Dưới đây là một vài ý kiến của các cư dân mạng xung quanh giả thuyết nói trên:"Nên suy nghĩ lại, tôi nghĩ sông Hồng không phải nơi vứt xác mà là nơi khác. Tường là một người có học, lại thông minh nên tôi nghĩa vụ án này còn nhiều uẩn khúc cần phải điều tra rõ", thành viên có tên là Nguyễn Đức Mạnh bình luận.
"Theo dõi tin tức trong suốt những ngày qua, tôi phán đoán, bác sĩ Tường không hề phi tang xác chị Huyền ở sông Hồng. Cũng có thể xác nạn nhân đã bị giấu ở một nơi nào đó như bể chứa nước chẳng hạn...", Lê Lam bình luận.
"Nếu ném xác nạn nhân xuống sông Hồng thì giờ này phải tìm thấy rồi chứ? Tìm kiếm bao nhiêu ngày rồi mà không có kết quả gì? Thật sự rất vô lý, có lẽ xác chị Huyền không phải bị ném từ cầu Thanh Trì hoặc không phải bị ném xuống sông Hồng. Vụ án còn quá nhiều chi tiết bí ẩn...", thành viên Kevin bình luận.
"Theo ý kiến của mình, 1 người có trình độ như bác sĩ tường sẽ có rất nhiều mưu mẹo. Phải đi theo 1 hướng nữa, chưa chắc lời khai của bác sĩ tường là đúng sự thật. Có khi ông ta không vứt xác ở sông Hồng mà chôn ở một 1 nơi nào đó để đánh lạc hướng điều tra.", Việt Khoa bình luận.
"Có thể Tường không vứt xác chị Huyền ở sông Hồng mà chỉ đang cố gắng tạo ra hiện trường giả đánh lạc hướng điều tra. Biết đâu Tường giấu xác nạn nhân ở đâu đó trong chính trung tâm thẩm mỹ???", Hoài Linh bình luận. (Theo TN-Trithuctre).

 

 

 

 

 

 

Thượng tá Nguyễn Văn Cương – Phó phòng CSGT đường thủy, công an Thành phố Hà Nội đã phủ nhận thông tin xuất hiện xác phụ nữ có dấu hiệu giống nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền.
Ông Cương cho biết, ngay khi nhận tin, ông đã cùng trưởng phòng CSHS Dương Văn Giáp xuống tận nơi rà soát tất cả tàu bè trên  mặt sông để hỏi thì đc biết những thông tin từ sáng sớm nay chỉ là tin đồn. Người nọ đồn người kia, người dân hiếu kỳ tụ tập lại rồi tin đồn thổi ngày càng lớn.
Trong lúc cơ quan chức năng đang tìm kiếm thì 1 thanh niên tên Hùng vẫn khẳng định chắc nịch đã nhìn thấy xác 1 người phụ nữ trôi dạt về phía Dốc Suối. Phóng viên ngay sau đó đã đến địa danh trên để xác minh thì được người dân khu vực này phủ nhận thông tin.
Trong khi mọi thông tin của vụ việc đang phức tạp thì cơ quan công an yêu cầu người dân bình tĩnh, không đồn thổi gây hoang mang trong dư luận.
Lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực tìm kiếm mặc dù trời đang tối dần.
Như trước đó đã đưa tin, khoảng 14 giờ 30, một người làm nghề chài lưới tại khu vực cầu Yên Lệnh (nối giữa Hưng Yên và Hà Nam) đã phát hiện một xác người giống như xác nữ giới dính vào lưới nên đã đẩy ra. Lúc này, một vài người dân đứng trên bờ biết số điện thoại nên đã báo cho gia đình nạn nhân biết đồng thời báo cho cơ quan chức năng.
Thượng tá Cương cho biết: "Tôi nhận được thông tin từ người dân khu vực cầu Yên Lệnh (Hà Nam) vừa cấp báo phát hiện thi thể nữ giới đang phân hủy nhưng có nhiều dấu hiệu giống với nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền. Tôi cùng một số chiến sĩ công an đang cấp tốc có mặt tại hiện trường để xác minh xem có đúng là thi thể của chị Huyền hay không...".
Ngay sau khi nhận được tin quần chúng nhân dân báo, lực lượng cảnh sát đường thủy đã khẩn trương có mặt tại hiện trường nhưng khi đến nơi thì thi thể đã trôi dạt đi đâu không thấy.
Hiện tại, người nhà lại đang bị phân tâm và vô cùng nóng ruột nghe ngóng thông tin vụ việc. 
Chiều nay 29-10, trao đổi với PV , ông Quang - cậu ruột của anh Nguyễn Hữu Huy (chồng chị Lê Thị Thanh Huyền) - cho biết gia đình vừa nhận được nguồn tin ngư dân ở khu vực cầu Yên Lệnh nói rằng phát hiện một thi thể nổi lập lờ ở trên sông Hồng đoạn chảy qua đây.
 
Cầu Yên Lệnh nằm trên quốc lộ 38, nối 2 tỉnh Hà Nam và Hưng Yên. Cầu nằm trên cửa ngõ vào TP Hưng Yên cách Hà Nội khoảng 64 km.
"Ngay sau khi nhận được tin báo, gia đình đã nhờ một người thân gần khu vực đó đến xác minh, nhận dạng, đồng thời đang tổ chức xuống khu vực đó để nhận dạng" - ông Huy cho biết.
 
Ông Quang cho biết ông cùng một thành viên trong gia đình đang khẩn trương đi xe máy xuống khu vực cầu Yên Lệnh để tìm hiểu, xác minh thông tin mới nhận được.
 
Lúc 17 giờ 20 phút chiều 29-10, ngay sau khi tới khu vực cầu Yên Lệnh, ông Quang cho Báo Người Lao Động biết nguồn thông tin mà gia đình nhận được về nghi vấn 1 thi thể nổi ở đây chỉ là một khúc gỗ.
Cơ quan chức năng vẫn đang khẩn trương, tích cực tìm kiếm thông tin về thi thể nạn nhân xấu số Lê Thị Thanh Huyền.
Đến cuối chiều cùng ngày, trao đổi với PV, Thượng tá Đào Trọng Bằng, Phó trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45 - Công an tỉnh Hưng Yên), cho biết sau khi có tin đồn phát hiện tử thi trên sông, PC45 đã cử tổ công tác xuống phối hợp tìm kiếm với PC68 Công an TP Hà Nội.
 
Tuy nhiên qua điều tra thì xác định đây chỉ là hoang tin. Lực lượng chức năng đã tìm kiếm xung quanh khu vực này song đến cuối giờ chiều ngày 29-10 vẫn không có kết quả nào.
 
Anh Nguyễn Hữu Huy, chồng nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền, cho biết gia đình cũng mong tin từ cơ quan chức năng, nếu xác minh đúng là thi thể vợ anh sẽ lập tức đón về. "Gia đình rất buồn khi thông tin trên không có thật. Gia đình sẽ tiếp tục tìm kiếm và mong được quần chúng nhân dân giúp đỡ, thông tin chính xác khi phát hiện ra thi thể vợ tôi"  - anh Huy nói.
Tuy nhiên, theo ông Quang, ngay sau khi xác định thông tin về một thi thể nữ ở cầu Yên Lệnh là hoang tin thì gia đình lại nhận được thông tin tại một khu vực trên sông Hồng cách cầu Yên Lệnh 2 km về phía hạ du vừa phát hiện một trường hợp nghi là thi thể trôi sông.
 
Vì thế, ông Quang và 2 người thân trong gia đình lại thuê 1 chiếc thuyền xuôi theo sông Hồng tới nơi vừa có thông tin phát hiện nghi vấn thi thể trôi sông.
 
"Sau khi vào Đền Lảnh Giang" ở thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, thắp hương, tôi và 2 người thân đã lên thuyền tiếp tục đi tìm thi thể cháu Huyền với nỗ lực tối đa, không bỏ sót bất cứ một thông tin phát hiện nào" - ông Quang cho biết.
 
Lúc 19 giờ ngày 29-10, ông Quang cho biết thông tin về trường hợp nghi thi thể người trôi sông cách cầu Yên Lệnh khoảng 2 km cũng không chính xác. "Song gia đình chúng tôi không vì thế mà từ bỏ nỗ lực tìm kiếm thi thể cháu Huyền. Gia đình tôi sẽ vẫn tổ chức tìm kiếm cho dù chỉ còn 1 tia hy vọng mong manh nhất. Mong bà con nhân dân thông tin chính xác để giúp gia đinh sớm tìm được thi thể cháu Huyền"  - ông Quang bày tỏ.
Ngày 29/10, bên lề phiên họp tổ của Đoàn ĐBQH TP Hà Nội, trao đổi với báo chí về kết quả điều tra ban đầu về vụ việc ở Thẩm mỹ viện Cát Tường (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, ĐBQH, Giám đốc CATP Hà Nội cho biết: "Công an Hà Nội vẫn đang tích cực truy tìm xác của nạn nhân. Ngoài cách mò xác (chúng tôi thuê 10 thợ lặn dọc đến Yên Lệnh để tìm xác) thì còn thả câu".
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung cũng cho biết, theo khoa học kỹ thuật hình sự thế giới, một người chết đuối nước thông thường thì 5 – 7 ngày xác sẽ nổi lên, tùy vào điều kiện thời tiết.
Nhưng những trường hợp chết rồi mới bị ném xuống nước, tổng kết của khoa học kỹ thuật hình sự cho thấy, phải từ 18 – 25 ngày sau, thi thể mới nổi. 
 
Trong khi dư luận xôn xao sợ không tìm thấy xác của chị Huyền, ông Chung khẳng định: "Chưa bao giờ có vụ nào mà cơ quan công an không tìm được xác. Chúng tôi quyết tâm là phải tìm thấy xác nạn nhân".
 
Trả lời câu hỏi về tình tiết bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường liệu có ném thi thể nạn nhân xuống sông hay không, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung cho biết: “Khả năng nhiều là đối tượng ném thi thể nạn nhân xuống sông. Vì còn có những tài liệu khác và những nhân chứng phát hiện.”
 
Còn mức độ phức tạp của vụ việc thì Thiếu tướng nhận định: “Cơ quan điều tra sẽ có kết luận. Vấn đề bây giờ là phải tìm được thi thể nạn nhân". Lý giải thêm, việc phải bằng mọi giá phải tìm được xác chị Huyền còn để chứng minh, xác định đúng tội danh đối với đối tượng Nguyễn Mạnh Tường.
 
Trước đó, ngày 28/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu phải chấn chỉnh công tác hành nghề y tư nhân trên địa bàn Hà Nội và cả nước sau vụ việc bác sĩ ném xác khách hàng.
 
Trước 10/11, UBND TP Hà Nội phải công bố công khai mức độ kỷ luật đối với cá nhân, tập thể liên quan đến vụ việc tại thẩm mỹ viện Cát Tường.

 

 Xung quanh vụ việc này, PV đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Công an TP Hà Nội Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung

Vụ án ở thẩm mỹ viện Cát Tường đã điều tra đến đâu rồi, thưa ông?


Cơ quan công an vẫn đang tiếp tục. Công an Hà Nội đang tìm kiếm xác của nạn nhân

Hiện đã có manh mối gì chưa, thưa ông?

Bây giờ chỉ còn cách phải đi mò xác nạn nhân chứ không thể có cách nào hơn. Chúng tôi đang thuê 10 thợ lặn, mò dọc từ nơi nạn nhân bị ném xác xuống cầu Yên Lệnh.

Lực lượng công án có nghĩ đến giải pháp khác không?


 

Hiện nay đang mò xác. Khả năng nhiều là ném xác xuống sông. Vì ngoài tài liệu đó còn có những tài liệu khác, ngoài ra còn những nhân chứng phát hiện.

Ông có thể đánh giá gì về mức độ phức tạp trong vụ việc bác sỹ Tường phi tang xác nạn nhân?

Cái này nên để chờ và cơ quan điều tra sẽ kết luận. Vấn đề bây giờ là phải tìm được xác nạn nhân mới định được đúng tội danh.

Nếu trong trường hợp không tìm được thấy xác nạn nhân thì thế nào?

Các cơ quan công an quyết tâm phải tìm, bằng mọi giá phải tìm thấy xác nạn nhân.

Nhưng đến giờ sau vẫn chưa thấy xác nổi lên?

Theo kỹ thuật hình sự thế giới, một người chết đuối dưới nước thông thường thì 5- 7 ngày xác chết sẽ nổi lên, tùy vào điều kiện thời tiết. Nhưng những trường hợp chết rồi bị vứt xuống, thì bên kỹ thuật hình sự thế giới tổng kết thì cũng phải từ 18- 25 ngày xác mới nổi.

 

Đã có vụ việc nào tương tự thế này mà chưa tìm được xác chưa, thưa ông?

Chưa bao giờ có vụ nào không tìm thấy xác. Bằng mọi cách phải tìm lại được xác nạn nhân. Trước mắt phải quyết tâm tìm thấy xác.

Cảm ơn ông!

Chiều tối 29.10, trao đổi PV, thượng tá Nguyễn Văn Cương, Phó trưởng phòng Cảnh sát đường thủy (Công an TP.Hà Nội), cho biết tới hiện đã là ngày thứ 10 kể từ khi chị Huyền bị vứt xuống sông Hồng. Mặc dù còn rất ít hy vọng, nhưng các tổ, chốt vẫn liên tục tìm kiếm cả ngày lẫn đêm. Hiện lực lượng tìm kiếm đang áp dụng phương pháp lưới móc chùm để rà kiếm thi thể.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Chủ tịch quận Hai Bà Trưng cho rằng, vụ việc xảy ra ở thẩm mỹ viện Cát Tường là sự việc rất đáng tiếc trên địa bàn và nằm ngoài mong muốn của tất cả mọi người. Theo ông Hiếu, trách nhiệm trước tiên thuộc về người trực tiếp vi phạm và để xảy ra hậu quả. Ngành cũng có trách nhiệm từ trên xuống dưới, đối với trách nhiệm quản lý Nhà nước trên địa bàn. Quận cũng có trách nhiệm trong vấn đề kiểm tra, kiểm soát.
 
“Quan điểm của chúng tôi là không đổi lỗi cho nhau. Theo tôi phận sự, trách nhiệm của đơn vị nào thì hãy nghiêm túc nhìn nhận ra lỗi của mình. Vì vậy, chúng tôi thấy cũng có trách nhiệm quản lý nhà nước trên địa bàn”, ông Hiếu nêu quan điểm.
Theo ông Hiếu, quận Hai Bà Trưng đang nghiêm túc xem xét kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước trên địa bàn, nhất là phường. Trên cơ sở đó sẽ xem xét trách nhiệm tập thể, cá nhân để có hình thức xử lý tương xứng.
Sau vụ việc đáng tiếc này, ông Hiếu cho biết, quận Hai Bà Trưng sẽ tăng cường kiểm tra kiểm soát, nhắc nhở toàn bộ cơ sở hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn mà trọng điểm là tuyến đường Giải Phóng.
“Chúng tôi không đùn đẩy trách nhiệm hay đổ lỗi cho ai, nhưng cũng phải chia sẻ vì trên địa bàn quận có trên 500 cơ sở hành nghề y dược tư nhân trong khi đó cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực này rất ít nên khó có thể bao quát, kiểm tra hết cùng lúc được”, Chủ tịch quận Hai Bà Trưng nói.
Ông Hiếu cho biết, quận đang yêu cầu phòng Y tế và phường Đồng Tâm kiểm điểm trách nhiệm vì không làm tròn vài trò quản lý ngành cũng như quản lý nhà nước trên địa bàn.
Ông Cáp Sỹ Phong - Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng - trực tiếp quản lý lĩnh vực này cho biết, sự việc đã được kết luận trách nhiệm chung trong đó có cả Bộ Y tế, thành phố, quận và sở ngành. “Ngoài việc kiểm điểm các cấp ngành, hiện nay chúng tôi tập trung khắp phục hậu quả và đẩy mạnh việc thanh tra các cơ sở hành nghề y dược trên địa bàn”, ông Cáp Sỹ Phong nói.

Dưới đây là những status hiếm hoi trên trang cá nhân của thủ phạm Nguyễn Mạnh Tường.

"Sắp sang năm mới rồi nhỉ? Thời gian cứ trôi theo qui luật của nó, và nó cũng rất vô tình chẳng đợi ai bao giờ! Còn chúng ta có chờ...đợi cái gì đây?"

"Càng ngày mình càng thấy con người không thể thiếu tình yêu thương của những người xung quanh mình để phấn đấu và vượt lên mọi gian khó! Cái cốt yếu vẫn phải là yêu thương và tỉnh táo chọn những người ở bên cạnh mình".

"Có những điều nếu như bạn không trải qua thì sẽ không bao giờ có thể cảm nhận được giá trị thực của nó. Nhưng nếu cứ phải trải qua các điều đó thì là không thể! Hãy luôn lắng nghe và suy nghĩ sàng lọc".

Những cái chết vì thẩm mỹ viện

 

Tháng 11-2010, cả làng giải trí Trung Quốc rúng động vì vụ nữ ca sĩ Wang Bei, nổi tiếng từ cuộc thi ca nhạc Super Girl năm 2005, thiệt mạng sau khi phẫu thuật gọt xương hàm tại một bệnh viện ở Vũ Hán. Tân Hoa xã cho biết sau khi gây mê Wang Bei và thực hiện phẫu thuật, bác sĩ đã cắt nhầm một mạch máu của cô. Mẹ của Wang Bei cũng phẫu thuật cùng con tại bệnh viện này, khi tỉnh lại bà mới biết con gái mình đã chết.
Tại Hàn Quốc, hồi năm 2010 báo chí cũng xôn xao vì vụ hai phụ nữ thiệt mạng sau phẫu thuật thẩm mỹ ở cùng một bệnh viện tại thành phố Busan. Nạn nhân đầu tiên đi hút mỡ và khi về nhà lập tức bị đau đầu nặng, sốt cao. Chỉ ba ngày sau cô qua đời. Người thứ hai cũng chết ba ngày sau khi đi nâng ngực. Trước đó, một người khác cũng hút mỡ và suýt mất mạng ở bệnh viện này. Tháng 11-2009, cựu hoa hậu Argentina Solange Magnano đã qua đời khi phẫu thuật làm gọn phần hông.
Ngay cả ở các quốc gia phát triển, những trường hợp thiệt mạng vì phẫu thuật thẩm mỹ cũng xảy ra. Theo báo Los Angeles Times, tháng 1-2004 nữ văn sĩ Mỹ Olivia Goldsmith đã lên cơn đau tim sau khi được gây mê để phẫu thuật thẩm mỹ cằm và đã qua đời.
Năm 2007, bà Donda West, mẹ ca sĩ nhạc rap Mỹ Kanye West, đã chết vì phẫu thuật thẩm mỹ tại Los Angeles. Ở Đức, diễn viên phim khiêu dâm Sexy Cora lên cơn đau tim khi đang nâng ngực tại một bệnh viện ở Hamburg hồi tháng 1-2011. Chỉ vài phút sau đó, cô bị suy tim, huyết áp tụt nhanh, mọi cơ quan trong cơ thể ngừng hoạt động, não bị tổn thương nghiêm trọng rồi qua đời.
Chuyên gia Nigel Mercer, chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Anh, đã mô tả ngành công nghiệp phẫu thuật thẩm mỹ quốc tế là “một đống hỗn độn không ai quản lý”. “Không một cuộc phẫu thuật thẩm mỹ nào là an toàn tuyệt đối” - chuyên gia Mercer nhấn mạnh.

 


 


 

 

 

PV (tổng hợp)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang