Trang chủ

Kinh doanh

Nhà nông kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ cào hến, đặt trúm bắt lươn

author 14:00 02/07/2016

(VietQ.vn) - Bắt nghêu sông Hàn, đặt trúm bắt lươn ở Nghệ An, cào hến ở An Giang,… tuy vất vả nhưng có thể giúp người nông dân kiếm tiền triệu mỗi ngày.

Sự kiện: Làm giàu

Nghề đặt ống lươn (còn gọi là đặt trúm) là nghề truyền thống mang lại thu nhập khá cho nhiều gia đình huyện Kim Sơn (Ninh Bình). Công việc này diễn ra quanh năm ở những vùng có nhiều đồng, ruộng nhưng mùa mưa lươn nhiều hơn và cũng có nhiều người làm nghề đặt ống lươn hơn. Ảnh Dân TríĐể hành nghề, người dân chỉ cần bỏ chi phí khoảng vài trăm nghìn mua ống nhựa sau đó cắt đoạn khoảng 40 – 50 cm. Một đầu ống được bịt kín, đầu còn lại cài lừ để khi lươn chui vào không thể chui ra được. Ảnh Dân TríChiều đến những chiếc xe máy chở đầy ống lại tấp nập đi ra các cánh đồng bẫy lươn. Ảnh Dân TríLươn tự nhiên sinh sống ở đồng, ruộng, ao… ban ngày chúng trú sâu dưới bùn đất đến đêm mới ngoi lên kiếm thức ăn. Dựa vào đặc điểm thích ăn các loài cá, ốc hoặc ếch nhái, giun đất của loài lươn mà thợ đặt ống lươn tìm các loại mồi trên, băm nhuyễn cho vào ống để làm mồi dụ. Ảnh Dân TríSau khi chế biến mồi, thợ sẽ cho mồi vào ống rồi chọn địa điểm ở những nơi nghi có lươn và đặt ống. Một đầu ống lươn được cắm xuống đất, đầu còn lại đặt nghiêng khoảng 45 độ, để đảm bảo khi lươn trúng bẫy vẫn có không khi để sống. Công việc đặt ống lươn phải thực hiện trước khi trời tối để đêm đến lươn ngoi lên ăn sẽ dính bẫy. Ảnh Dân TríBác Phạm Văn Chi (55 tuổi, Kim Sơn, Ninh Bình) đã có hơn 30 năm trong nghề cho biết: ‘Trước kia làm nghề này mỗi ngày đặt khoảng 200 - 300 ống thì cũng được từ 40 - 50 kg lươn. Nhưng hiện tại do số lượng lươn ít nên mỗi ngày chỉ được gần 10 kg. Giá lươn hiện tại giao động từ 40.000 - 120.000 đồng tùy loại’. Ảnh Dân TríThành quả sau một đêm bẫy ống lươn, nhờ giá cao mà nghề này cho thu nhập cả chục triệu mỗi tháng. Nhờ nghề đặt ống lươn mà nhiều hộ dân ở Ninh Bình không chỉ có thu nhập khá, mà còn có thêm điều kiện kinh tế gia đình, nuôi con cái ăn học. Ảnh Dân TríHè năm nào cũng vậy, bất chấp cái nắng gần 40 độ C, hàng chục người dân Đà Nẵng lại đổ ra sông Hàn bắt nghêu.  Họ đi theo nhóm nhỏ 3-5 người để hỗ trợ lẫn nhau. Chịu khó ngâm mình dưới nước mỗi ngày chừng 7 tiếng, nếu trúng mùa, mỗi người có thể bỏ túi cả triệu đồng. Ảnh VnExpressTừ tháng 4 đến 7 âm lịch là mùa có nhiều nghêu nhất. Để ra giữa dòng sông, những người theo nghề phải đi dép hoặc tất chân chống lại mảnh sành, vỏ hà bám vào các đồ phế thải bị vứt xuống. Ảnh VnExpressCông việc bắt nghêu khá dễ dàng, chỉ cần lấy tay sục dưới lớp bùn, khi phát hiện vật thể hình dáng giống con nghêu thì đưa lên mặt nước giũ sạch đất. Nếu đúng là nghêu thì bỏ vào bao. Ảnh VnExpressCông việc tuy không mất quá nhiều sức, nhưng do ngâm mình lâu dưới nước, hầu hết tay chân của những thợ mò nghêu đều nhăn nheo, chuyển màu thâm. Ảnh VnExpressÔng Lợi, một thợ mò nghêu lâu năm, cho biết đây chỉ là nghề phụ khi sông Hàn vào vụ nghêu. ‘Đầu mùa, khi nghêu còn nhiều, mỗi ngày tôi bắt được cả tạ. Với giá 10.000 đồng/kg, tôi có thể bỏ túi cả triệu đồng’, ông Lợi nói. Ảnh VnExpressThấy việc mò nghêu hái ra tiền, nhiều người cũng theo nghề. Những người phụ nữ thường mang cả chậu ra giữa sông, vừa để đựng nghêu mò được, vừa có thể ‘làm phao’ bám vào mỗi khi gặp đoạn sông có hố sâu. Ảnh VnExpressÔng Lợi, một thợ mò nghêu lâu năm, cho biết đây chỉ là nghề phụ khi sông Hàn vào vụ nghêu. ‘Đầu mùa, khi nghêu còn nhiều, mỗi ngày tôi bắt được cả tạ. Với giá 10.000 đồng/kg, tôi có thể bỏ túi cả triệu đồng’, ông Lợi nói. Ảnh VnExpress

Ngâm mình lâu dưới nước, không ít phụ nữ cũng châm điếu thuốc cho ấm người. Họ thường ra sông bắt nghêu từ khoảng 8-9h sáng và về nhà lúc 15h chiều. Ảnh VnExpressNgâm mình lâu dưới nước, không ít phụ nữ cũng châm điếu thuốc cho ấm người. Họ thường ra sông bắt nghêu từ khoảng 8-9h sáng và về nhà lúc 15h chiều. Ảnh VnExpress

Bữa trưa của những người mưu sinh bằng nghề mò nghêu trên sông Hàn là ổ bánh mì hay bắp ngô. Họ ăn ngay dưới sông để tranh thủ mò thêm nghêu bán lấy tiền. Ảnh VnExpressCũng nằm trong danh sách nghề ‘độc’ kiếm bạc triệu mỗi ngày là nghề bắt ‘thợ săn bọ cạp’ ở Đồng Nai. Người có nghề ‘không giống ai’ là vợ chồng ông Lê Văn Hiếu (59 tuổi, ngụ xã Phú Tân, huyện Định Quán, Đồng Nai). Năm 2005, ông tình cờ phát hiện đàn kiến nhọt (côn trùng có thân to màu đen, dài) vào hang tấn công bọ cạp khiến loài động vật có nọc độc phải chạy ra ngoài. ‘Tôi quan sát và nghĩ đến việc sử dụng kiến săn bọ cạp thay cho việc đào hang. Nghề câu thứ côn trùng lạ lùng bén duyên với tôi từ ngày đó’, ông Hiếu kể. Ảnh Zing NewsCôn trùng háu ăn ra miệng hang, vợ chồng ông Hiếu sử dụng bông cỏ mềm làm cần câu. Kiến vây mồi nhưng phát hiện có sự xâm nhập thì lập tức lao ra đánh đuổi. Khi chúng bám chặt, cắn vào bông cỏ ông sẽ rút cần rồi bỏ chúng vào xô nhựa. Ảnh Zing News

Người cầm cần phải đảo đều tay, không đảo quá mạnh cũng không quá nhẹ để kích thích côn trùng bu bám. Việc làm không nặng nhọc nhưng đòi hỏi người câu nhẫn nại. Ảnh Zing NewsTheo nông dân 59 tuổi, kiến nhọt chiếm hang mối và sống năm này qua năm khác. Mỗi tổ có nhiều cửa hang, mỗi hang có đường kính 5-6 cm. Người đánh kiến phải có kỹ năng xác định đâu là cửa chính để tránh. ‘Câu các cửa phụ, kiến sẽ đến nhiều và tổ vẫn được duy trì cho lần sau. Nếu câu trúng cửa chính, đàn côn trùng còn lại sẽ đưa tổ đi nơi khác sinh sống’, ông Hiếu chia sẻ kinh nghiệm. Ảnh Zing News

Mỗi kg ‘thợ săn bọ cạp’ có giá từ 130.000 đến 160.000 đồng. Ảnh Zing NewsNghề lạ giúp vợ chồng nông dân có thu nhập trang trải cuộc sống. Bà Trần Thị Phe - vợ ông Hiếu cho biết, mỗi ngày họ bắt trung bình 5 kg kiến. Vào mùa mưa, côn trùng sinh nở nhiều nên có ngày đạt 9,7 kg. Mỗi tháng, cặp vợ chồng thu nhập từ nghề 15-30 triệu đồng. Ảnh Zing NewsNgười săn bọ cạp chỉ mua kiến sống nên việc bắt, nhốt... phải có cách nuôi đặc biệt. Khi cho côn trùng vào thùng nhựa, người câu phải dùng củi khô xếp tầng để chúng bu bám. Thùng chứa được đặt ở nơi có bóng râm, tránh nắng trực tiếp. Ảnh Zing News

Công việc của thợ câu kiến bắt đầu từ mờ sáng đến chiều tối. Để có nguồn hàng bán cho người có nhu cầu, vợ chồng ông Hiếu phải lùng sục khắp các khu rừng, rẫy cao su ở huyện Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành (Đồng Nai), thậm chí sang các huyện thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước. Ảnh Zing News

Tuổi cao nhưng mỗi ngày, vợ chồng ông Lê Văn Hiếu vẫn chạy xe máy hàng trăm km đi săn kiến. Ông cho biết, đường xa, đi lại vất vả nhưng đổi lại có niềm vui và thu nhập. ‘Việc làm nhẹ nhàng, tạo sự hứng khởi. Nghỉ việc ngày nào tôi thấy buồn chán ngày đó nên không nghĩ đến chuyện bỏ nghề’, nông dân có mái tóc lấm tấm sợi bạc nói. Ảnh Zing NewsNghề cào hến ở An Giang đòi hỏi người làm nghề phải có sức dẻo dai, chịu được cái lạnh vì phải ngâm mình hàng giờ dưới nước. Đổi lại những người giỏi nghề với khoảng thời gian 8 giờ có thể kiếm được 1 triệu đồng là chuyện nằm trong tầm tay. Ảnh Dân Trí

Người dân dùng những chiếc vỏ lãi như thế này để bơi ra sông tìm chỗ có hến, rẹm... rồi cào. Ảnh Dân TríVới những người cào hến bằng tay chỉ được từ 20 - 30kg/ngày. Ảnh Dân TríHến cào lên được làm sạch trước khi đổ lên vỏ lãi. Ảnh Dân TríEm Võ Văn Lộc (14 tuổi) do gia đình khó khăn nên bỏ học sớm phụ cha đi cào hến. Ảnh Dân TríVới những người dùng máy cào thì mỗi ngày từ 60 -70kg. Ảnh Dân Trí

Hến lớn bán cho mối làm thức ăn, nhỏ thì bán cho hộ nuôi lươn, vịt, cá…với giá từ 12.000 – 25.000 đồng/kg (tùy loại và thời điểm). Ảnh Dân Trí

Hến mang về và được cho vào nồi luộc để lấy ruột hến. Ảnh Dân TríRuột hến được lấy ra. Ảnh Dân TríCó thể chế biến thành những món hến xào hành rặt chất miền Tây như thế này. Ảnh Dân Trí

Nhà nông kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ cào hến, đặt trúm bắt lươn

Thích và chia sẻ bài viết:

bình luận ()

Bình luận

tin liên quan

video hot

Về đầu trang