Bị thủng màng nhĩ do đứng gần nơi đốt pháo đám cưới

author 15:22 15/04/2021

(VietQ.vn) - Theo thông tin từ Bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh, đơn vị này vừa tiếp nhận một nam bệnh nhân bị thủng màng nhĩ do đứng gần vị trí đốt pháo trong đám cưới.

Cụ thể, các bác sĩ khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho biết, khi khai thác nguyên nhân xảy ra với bệnh nhân, người nhà cho biết, bệnh nhân trên có đi dự một đám cưới trước đó.

Tại đây người bệnh có đứng gần vị trí đốt pháo. Khi pháo phát nổ không may người bị bỏng da vùng mang tai, vùng cổ và có thấy đau chói trong tai bên phải. Liên tục những ngày sau, người bệnh thấy ù tai, tiếng gây khó ngủ, mệt mỏi và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: BV  Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí 

Thấy tình trạng như vậy, người bệnh đến viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí để kiểm tra thì phát hiện có lỗ thủng lớn ở màng nhĩ. Người bệnh được chỉ định phẫu thuật để vá lỗ thủng ở màng nhĩ.

Thông tin thêm về tình trạng bệnh nhân, BSCKI. Nguyễn Thanh Huyền – Khoa Tai Mũi Họng cho biết, thủng màng nhĩ lâu ngày không được điều trị sẽ gây ra những biến chứng nặng nề về sau, trong đó phải kể đến viêm xương chũm (giảm sức nghe nghiêm trọng), hay nặng hơn những ổ viêm trong tai sẽ trực tiếp làm ảnh hưởng và lây lan sang các vùng khác như: viêm não, liệt mặt, viêm xoang tĩnh mạch bên và áp xe não… Như trường hợp của người bệnh này nếu không được xử trí kịp thời sẽ có thể mất đi thính lực và những biến chứng khác.

Uống nhiều rượu dâu khiến người đàn ông hốt hoảng đi khám vì đi tiểu đỏ như máu(VietQ.vn) - Theo thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, mới đây đơn vị đã tiếp nhận một nam bệnh nhân 41 tuổi đi khám vì thấy nước tiểu đỏ như nhuộm phẩm do uống nhiều rượu dâu.

Qua đây các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân, tuyệt đối không sử dụng, đốt pháo dưới mọi hình thức. Bởi nó tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh và những người xung quanh. Đã có rất nhiều trường hợp phải chịu những di chứng nặng nề đến suốt cuộc đời vì tai nạn pháo nổ và cũng có những trường hợp phải đánh đổi bằng cả tính mạng của bản thân và những người xung quanh. Bởi thực tế, nguyên liệu để làm pháo là thuốc nổ có thành phần chủ yếu là lưu huỳnh, bột than, muối nitrat (kali nitrat) hoặc kali clorat.

Theo các tài liệu lịch sử còn lại, ở Trung Quốc người ta đã biết làm pháo từ hơn 1000 năm về trước. Khi đốt pháo, ngoài các tiếng nổ đùng đoàng, tạch tạch, cùng ánh sáng nhiều màu, nhiều vẻ của pháo còn có các đám bụi khói. Bụi khói pháo tuỳ thuộc thành phần phối chế thuốc pháo mà có thể khác nhau. Ví dụ người ta có thể đưa vào thành phần thuốc pháo bột kim loại magie, nhôm, anitmon... cũng như các muối stronti nitrat, bari nitrat, natri nitrat... và bụi khói chính là oxit của các kim loại đó. Khi đốt quá nhiều pháo nổ mà gặp lúc không có gió, áp suất khí quyển thấp thì không có cách nào làm cho bay tản đi nơi khác, sẽ kích thích mạnh đường hô hấp khiến người ta ho, viêm phế quản.

An Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang