Phát hiện mới về cấu tạo bên trong Trái đất

author 06:50 23/10/2014

(VietQ.vn) - Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra bằng chứng mới về cấu tạo bên trong của Trái Đất từ vật chất trong dãy núi lửa thuộc đảo núi lửa Samoa.

Theo trang Dailymail, các nhà khoa học cho rằng, những dãy núi lửa hay đảo núi lửa “điểm nóng” như Samoa có thể chứa đựng những dấu hiệu nguyên thủy từ thời kì Hệ Mặt Trời mới hình thành, những dấu hiệu này, bằng cách nào đó, vẫn tồn tại sau hàng tỷ năm. Mới đây, các nhà khoa học đã tìm thấy những thành phần hóa học hiếm có giúp họ hiểu thêm về cấu tạo bên trong của Trái Đất. 

Núi lửa phun trào dung nham xuống biển gần đảo Hawaii

Núi lửa phun trào dung nham xuống biển gần đảo Hawaii. Ảnh minh họa 

Các nhà địa chất học thuộc trường Đại học Santa Barbara, Mỹ, đã tiến hành nghiên cứu dãy núi lửa Samoa và tìm thấy bằng chứng mới về cấu tạo của Trái Đất, bằng chứng này vẫn tồn tại sâu trong lòng Trái Đất. Phó giáo sư Matthew Jackson, đang làm việc tại khoa Khoa học Trái Đất thuộc trường Đại học Santa Barbara, cùng đồng nghiệp đã sử dụng phương pháp đo tỷ lệ các chất đồng vị của Hellium và than chì có tính chính xác cao để xác định các thành phần hóa học và hình học của lớp manti sâu trong lòng đất, cũng chính lớp vỏ này là nguồn cung vật chất phun trào cho dãy núi lửa Samoa.

Thông thường, các núi lửa được hình thành tại vị trí giao nhau của các mảng kiến tạo và là kết quả của những vụ va chạm hoặc tách rời của những mảng kiến tạo này, nhưng vị trí của các núi lửa “điểm nóng” lại không phải ở ranh giới các mảng mà ở phần giữa mảng nơi có những dòng vật chất nóng bất ổn. Những núi lửa bên trong mảng như vậy thường hình thành phía bên trên những “điểm nóng”, nơi lớp manti nóng chảy. Do các mảng chuyển động theo thời gian (ước tính khoảng 7,7cm mỗi năm) nên các núi lửa bị đẩy khỏi các “điểm nóng”, ngừng hoạt động và trở nên nguội lạnh. Sau đó, các núi lửa mới sẽ được hình thành trên những “điểm nóng” này và tiếp tục lặp lại chu kỳ như các núi lửa tiền nhiệm, kết quả hình thành những dãy núi lửa.

Đảo núi lửa Upolu thuộc quần đảo núi lửa Samoa

Đảo núi lửa Upolu thuộc quần đảo núi lửa Samoa. Ảnh minh họa

Tại Hawaii có hai dạng tuyến núi lửa, hầu hết đều ở dưới đáy đại dương, tồn tại song song với nhau, đó là tuyến hướng bắc và tuyến hướng nam. Do các dạng núi lửa của hai tuyến núi lửa ở Hawaii này khác nhau về bản chất nên phó giáo sư Mattew Jackson cùng đồng nghiệp quyết định tìm kiếm bằng chứng ở những “điểm nóng” khác. Tại Samoa, họ đã tìm thấy ba dạng núi lửa có chứa ba thành phần hóa học khác nhau, bên cạnh đó, họ cũng phát hiện thêm nhóm bốn thành phần hóa học trong hoạt động phun trào gia đoạn cuối trên đỉnh loại núi lửa thứ ba. 

Những nhóm khác nhau này chứa những thành phần hóa học riêng biệt. Các nhà khoa học đã xác định được trong mỗi một thành phần thuộc nhóm bốn thành phần hóa học có trong dung nham của núi lửa Samoa đều có tỷ lệ Helium-3 (He-3) và Helium-4 (He-4) thấp. Tuy nhiên, bất ngờ nhất là khi các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng cho thấy có tồn thành phần hóa học thứ năm, một thành phần nguyên thủy dạng hiếm chứa tỷ lệ He-3 và He-4 cao, được trộn lẫn trong nhóm này. Phó giáo sư giải thích thêm, dạng trộn hiếm có này yêu cầu một dạng hình học đặc biệt cho bốn đặc thù địa chất trong dòng vật chất phun trào, những đặc thù địa chất này có thể tồn tại trong một ma trận bao gồm cả thành phần hiếm thứ năm với tỷ lệ He-3 và He-4 cao. Điều này có vai trò quan trọng trong kiến thức về định lượng của vật chất manti trong những dòng vật chất phun trào, đồng thời, tạo ra hình ảnh rõ ràng về cấu trúc hóa học của dòng vật chất manti phun trào. 

Đinh Ly

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang