Thông tư 77 'cắt gọt' tối đa thời gian và kinh phí cho nhập khẩu hàng hóa

author 14:08 05/11/2016

(VietQ.vn) - Doanh nghiệp nhập khẩu giảm thiểu không chỉ thời gian về mà cả kinh phí để thông quan hàng hóa, từ khi Thông tư 77/2016/TTLT-BTC-BKHCN có hiệu lực.

Sự kiện: CHÀO MỪNG 60 NĂM THÀNH LẬP NGÀNH TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

Từ ngày 15/6/2016, Thông tư 77/2016/TTLT-BTC-BKHCN chính thức có hiệu lực nhằm hướng dẫn thực hiện cơ chế một cửa quốc gia đối với thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN).

 Thông tư 77/2016/TTLT-BTC-BKHCN có hiệu lực tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu rút ngắn thời gian và kinh phí. Ảnh minh họa

Thông tư đã tạo cơ sở pháp lý để triển khai cơ chế một cửa quốc gia đối với thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa thuộc trách nhiệm của Bộ KH&CN. Đồng thời, đây là cơ sở để Bộ Tài chính (BTC) và Bộ KH&CN xây dựng và kết nối hệ thống công nghệ thông tin để thực hiện trao đổi, chia sẻ thông tin về quản lý nhà nước đối với hàng háo nhập khẩu qua cổng thông tin một cửa quốc gia.

Trong thời gian triển khai thực hiện Thông tư 77/2016/TTLT-BTC-BKHCN đã giúp doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa được rút gọn. Hồ sơ thông quan bao gồm: Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, tờ khai hàng hóa nhập khẩu, hóa đơn, kết quả đánh giá sự phù hợp, hợp đồng (với hàng hóa là sản phẩm thép cốt bê tông), danh mục hàng hóa và kết quả xử lý của cơ quan xử lý. Các chứng từ đều là điện tử hoặc chứng từ điện tử chuyển đổi từ chứng từ giấy.

Đây là một bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp và Thực hiện Nghị quyết số 19 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020.

Trước đây, chưa áp dụng Thông tư 77/2016/TTLT-BTC-BKHCN, thì doanh nghiệp phải nộp hồ sơ bằng bản giấy theo đúng trình tự các bước tới 3 cơ quan nhà nước đó là cơ quan Hải quan, cơ quan kiểm tra nhà nước và Tổ chức đánh giá sự phù hợp (nếu chưa có giấy chứng nhận phù hợp chất lượng).

Sau khi có giấy chứng nhận sự phù hợp chất lượng, doanh nghiệp tiếp tục nộp qua cơ quan kiểm tra nhà nước để ra thông báo kết quả kiểm tra và cuối cùng doanh nghiệp phải nộp thông báo kết quả kiểm tra nhà nước cho cơ quan Hải quan, lúc đó hàng hóa mới được thông quan.

Thủ tục hành chính rườm rà, doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian và tiền bạc cho thủ tục hành chính mới có thể nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam.

Với Thông tư 77/2016/TTLT-BTC-BKHCN, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện tại “nhà” trên hệ thống internet thông qua cơ chế một cửa quốc gia. Cụ thể, các giao dịch điện tử trên cơ chế một cửa quốc gia bao gồm:

1. Khai, nhận, phản hồi thông tin về việc xử lý hồ sơ để thực hiện thủ tục hành chính một cửa trên Cổng thông tin một cửa quốc gia

2. Tiếp nhận và chuyển thông tin khai tới các cơ quan xử lý thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia

3. Nhận kết quả xử lý từ các cơ quan xử lý thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia

4. Trao đổi thông tin giữa các cơ quan xử lý thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia

Với cơ chế này, doanh nghiệp chỉ khai báo một lần thay vì 3 lần như trước, giúp giảm thiểu thời gian và kinh phí cho việc di chuyển và nộp hồ sơ. Đặc biệt, các giấu tờ thực hiện dưới dạng điện tử, chính vì thế sẽ giảm thiểu được kinh phí so với hồ sơ giấy.

Đức Mậu

Luật hỗ trợ DN Nhỏ và Vừa sẽ thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển(VietQ.vn) - Sáng 29/10, tại Hà Nội, cộng đồng doanh nghiệp tổ chức buổi “Tham vấn ý kiến cộng đồng doanh nghiệp về dự thảo Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa”.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang