Xuất hiện ôtô 'nhái' thương hiệu Mercedes-Benz hoàn hảo, chất lượng ‘tồi’

author 10:44 21/03/2018

(VietQ.vn) - Việc thiết kế ôtô nhái thương hiệu đã trở thành thói quen khó bỏ của các hãng xe Trung Quốc. Nạn nhân mới đây nhất chính là ôtô Mercedes-Benz GLA.

Hàng loạt xe ôtô "nhái" hoàn hảo của Trung Quốc

Mẫu xe ôtô "anh em" của Mercedes-Benz GLA có tên đầy đủ là K-One. Nếu chỉ nhìn sơ, thật khó phân biệt chiếc xe này với nguyên bản GLA, bởi nó đã được "sao y" từ vóc dáng, thiết kế cụm đèn pha cho đến cụm gương chiếu hậu, đặc biệt là phần lưới tản nhiệt đặc trưng từ bộ ba W176 A-Class, CLA-Class và GLA-Class. Chiếc SUV được đặt trên bộ lốp 205/55 đi cùng la-zăng kích thước 16 inch.

Trung Quốc là nước rất giỏi trong việc ''nhái' ôtô hàng đầu thế giới. Nguồn : paultan

Trung Quốc là nước rất giỏi trong việc "nhái' ôtô hàng đầu thế giới. Nguồn : paultan

Chiếc xe có kích thước dài x rộng x cao là 4.100 x 1.710 x 1.595 mm, cùng chiều dài cơ sở 2.520 mm, nhỏ hơn khá nhiều khi so với Mercedes-Benz GLA-Class. Chiều dài ngắn hơn 317 mm, chiều rộng nhỏ hơn 94 mm và chiều dài cơ sở ngắn hơn 179 mm.

Tuy nhiên, xe ôtô K-One lại có chiều cao nhỉnh hơn 101 mm. Mẫu xe này có trọng lượng không tải 1.400 kg và được thiết kế để chạy điện hoàn toàn. Động cơ điện duy nhất trên K-One có công suất làm việc khoảng 53 mã lực và có công suất tối đa tới 128 mã lực.

Động cơ này sẽ nhận năng lượng từ bộ pin lithium-ion được sản xuất bởi Harbin Coslight Power. Không có thêm thông tin gì về thông số vận hành của mẫu xe này, ngoài tốc độ tối đa chiếc xe có thể đạt tới là 102 km/h.

Đáng nói, hãng xe Trung Quốc cũng "vay mượn" khá chọn lọc. Bên cạnh việc điều chỉnh thiết kế phần nóc cao hơn GLA 100 mm (điểm yếu của GLA) giúp phần cốp xe rộng rãi hơn, K-One cũng không vay mượn từ GLA nữa, mà lấy thiết kế từ mẫu Mercedes-Benz GLC-Class lớn hơn.

Tất nhiên để phù hợp với kích thước K-One thì cụm đèn pha đã được thiết kế nhỏ lại. Phần cản sau được thiết kế khá mạnh mẽ với hai khe thoát không khí cạnh cụm ống xả kép. Mặc dù, K-One không có khí thải, nhà sản xuất vẫn có hai ống xả giả để không quá khác biệt so với những chiếc xe khác trên đường. Ngoài ra, có vẻ K-One cũng có thiết kế khoảng sáng gầm cao hơn so với “bản chính”.

K-One chưa chính thức ra mắt, mẫu xe này sẽ sớm ra mắt thị trường nội địa Trung Quốc trong thời gian sắp tới.

Chắc chắn danh sách trang bị tiện nghi và an toàn của mẫu xe này sẽ khiến nhiều người không khỏi tò mò. Bởi ngoài phần ngoại thất vay mượn từ Mercedes-Benz, không ít người đặt câu hỏi, liệu mẫu xe này còn "sao chép" những gì ở bên trong ca-bin?

Quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ đối với tôn màu nhập khẩu giai đoạn 2(VietQ.vn) - Hiện Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) đã nhận các hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ đối với tôn màu nhập khẩu chất lượng cao phục vụ sản xuất cho năm 2018.

Trước đó, một mẫu ôtô với nhiều chi tiết nội, ngoại thất nhái phong cách thiết kế của mẫu xe sang Mercedes được bán tại Trung Quốc với giá 22.000 tệ (khoảng hơn 60 triệu đồng).

Mẫu ôtô này có tên Luxing iStar, được ra mắt tại triển lãm Jinan EV Show 2017 tại Trung Quốc. Mẫu xe có giá rẻ giật mình này do Công ty Dezhou Luxing Vehicle Company (trụ sở ở thành phố Đức Châu, tỉnh Sơn Đông) sản xuất.

Luxing iStar có kiểu dáng nhỏ gọn như dòng xe đô thị kei-car ở Nhật Bản. Mẫu SUV này có nhiều chi tiết nội, ngoại thất nhái phong cách thiết kế của nhiều mẫu xe sang Mercedes như GLC, GLE, A-class...

Xe có logo 3 cánh quay xuống dưới thay vì quay lên trên. Đèn pha xe giống mẫu GLC. Lưới tản nhiệt của xe giống với mẫu CLA. Trong khi cản trước giống trên mẫu C-Class.

Nội thất của Luxing iStar sao chép thiết kế mẫu A-class ở bảng táp-lô, các hốc gió điều hòa. Ngoại trừ màn hình cảm ứng 10 inch đặt thấp gần vị trí cần số, thay vì kiểu đứng đặt cao như trên mẫu hatchback của Mercedes.

Xe ôtô "nhái" của Trung Quốc giá rẻ nhưng chất lượng "tồi"

Mấy năm gần đây, hầu hết các nhãn hiệu xe hơi có nguồn gốc Trung Quốc đã âm thầm rút khỏi thị trường Việt Nam chỉ sau một khoảng thời gian ngắn xuất hiện.

Chưa đầy 10 năm, đã có 6 thương hiệu xe hơi Trung Quốc đến Việt Nam theo nhiều hình thức khác nhau như nhập khẩu nguyên chiếc hay thành lập liên doanh lắp ráp. Nhưng hình thức kinh doanh của các hãng xe “Tàu” luôn có điểm chung, sử dụng những dòng xe giá rẻ mang kiểu dáng cóp nhặt, để tiếp cận người tiêu dùng Việt như dòng Chery, BYD, Lifan hay Geely đều gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng.

Cho đến thời điểm này, những cái tên như Chery, BYD, Geely, Lifan hay MG đã không còn thấy xuất hiện. 3 thương hiệu còn lại gồm Haima, Changan và BAIC dù chưa “biến mất” nhưng có rất ít dấu hiệu cho thấy sức sống tại thị trường Việt.

Sở dĩ những chiếc xe Trung Quốc có giá rẻ hơn nhiều so với các thương hiệu xe hơi đến từ châu Âu và Mỹ là do họ đã tiết kiệm được những khoản tiền không nhỏ từ việc cắt giảm chi phí thử nghiệm an toàn. Vì lợi nhuận, họ đã quên việc bảo vệ tính mạng cho người dùng.

Theo Reuters, thay vì 150 lần thử nghiệm an toàn cho mỗi sản phẩm mới, Geely Group, một trong những nhà sản xuất xe hơi lớn nhất Trung Quốc chỉ thử nghiệm 20-25 lần để cắt giảm chi phí. Trong khi đó, đồng nghiệp của Geely trên thế giới tiến hành trung bình 125-150 lần thử cho mỗi sản phẩm mới.

Chính vì thế mà chất lượng và độ an toàn của xe Trung Quốc vẫn ở khoảng cách xa so với xe Mỹ hay châu Âu. Các nhà sản xuất thực hiện rất ít lần thử. Chính phủ có tiêu chuẩn an toàn, nhưng lại không quy định phải thử nghiệm bao nhiêu lần để đảm bảo an toàn trước khi sản xuất.

Cũng vì cắt giảm chi phí, rút ngắn quá trình sản xuất, sử dụng vật liệu rẻ tiền,... các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc đã khiến những sản phẩm của họ bị đánh giá là có chất lượng "tồi" kể cả trong sử dụng và độ bền.

Tốc độ phát triển chóng mặt của nền kinh tế Trung Quốc đã dẫn tới sự ra đời của hơn 100 nhà sản xuất ôtô nội địa vào đầu thế kỷ 21, nhưng họ rất thiếu kinh nghiệm. Và phương thức để tồn tại của họ đơn giản là: nhái thiết kế của các hãng xe ngoại, lược bỏ những chi tiết, trang bị không “thiết yếu” và làm tăng chi phí, ví dụ như làm sao để cửa xe đóng êm, hay cửa số điện và túi khí ở bên ghế phụ. Việc này đương nhiên ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của xe. Sau vài năm sử dụng, cản sốc và tay nắm cửa có thể long ra bất cứ lúc nào.

Xe Trung Quốc nổi tiếng là kém chất lượng và bị phàn nàn không những tại các thị trường khó tính mà ngay cả những thị trường được cho là “dễ tính” như châu Phi. Khách hàng thường xuyên phản ánh về những vấn đề họ gặp phải, thậm chí chụp cả ảnh gửi cho hãng sản xuất. Ngoài ra, dịch vụ hậu mãi và chăm sóc khách hàng của các nhà sản xuất xe nước này cũng không làm khách hàng cảm thấy hài lòng, điển hình như việc luôn luôn thiếu các bộ phận thay thế.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang