10 ngành buôn lậu khiến các quốc gia "đau đầu"

author 06:32 13/10/2013

Bên cạnh ma túy, buôn bán động vật linh trưởng, nội tạng và trứng cá tầm đang là những vấn đề nhức nhối với rất nhiều nước trên thế giới.

1. Buôn bán động vật linh trưởng

Trong khi nạn săn bắn trộm luôn gia tăng với tốc độ chóng mặt, buôn bán động vật linh trưởng cũng không hề kém cạnh khi đem về mức lợi nhuận khổng lồ. Các loài khỉ, vượn... được vận chuyển qua biên giới các nước cho mục đích nghiên cứu hoặc thậm chí là tiêu dùng. Theo ước tính, khoảng 22.000 con khỉ đã bị săn giết kể từ năm 2005 đến nay, trong đó có hàng ngàn con được chuyển đến Mỹ cho các mục đích y học. Theo đó, ngành này tạo ra lợi nhuận khoảng 10 tỷ USD mỗi năm.

2. Buôn lậu gỗ

Buôn lậu gỗ chiếm khoảng 30% tổng lợi nhuận của ngành này với giá trị khoảng 10 - 15 tỷ USD mỗi năm. Hệ quả của nó là không chỉ gây ra biến đổi khí hậu mà còn tiêu diệt môi trường sống của hàng loạt loài vật khác nhau. Bên cạnh đó, việc giấu ma túy trong các thước gỗ chuyển qua biên giới cũng đang là một thủ đoạn hết sức tinh vi mà giới tội phạm sử dụng.

Buon lau tinh trung khien cho the gioi lo ngai

Buôn lậu tinh trùng nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm. Ảnh minh họa

3. Buôn nội tạng

Đây có lẽ là một trong ngành nghề tàn ác nhất thế giới hiện đại và đang diễn biến khó lường tại các nước châu Á hay Trung Đông. Bọn buôn nội tạng có thể thu về từ 5.000 đến 200.000 USD cho mỗi thương vụ mua bán của mình. Theo tổ chức y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 10.000 người bị lấy đi nội tạng dù là họ chủ động hay không có ý muốn làm vậy. Trong đó, thận là cơ quan bị lấy đi nhiều nhất ở ngành buôn lậu trị giá hàng tỷ USD này.

4. Da rắn

 Thời trang da rắn đang tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, bất chấp mặt hàng này bị cấm ở nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này đang gây ra những tác động rất lớn đến các loài rắn - vốn đã liêu xiêu do tốc độ đô thị hóa hiện nay. Theo ước tính, ngành buôn lậu này cũng đem về lợi nhuận hàng tỷ USD.

5. Tinh trùng

Buôn bán tinh trùng trên thực tế vẫn được chấp nhận để đáp ứng nhu cầu của những cặp vợ chồng hiếm muộn. Tuy nhiên, bản thân tinh trùng cũng là mầm mống của rất nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và đòi hỏi phải được giám sát, kiếm nghiệm chặt chẽ. Dẫu vậy, trên Internet đang có rất nhiều dịch vụ cung cấp và buôn bán tinh trùng trái phép, khiến tình hình trở nên cực kỳ khó kiểm soát.

6. Bào ngư

Bào ngư là món hải sản nổi tiếng trong các yến tiệc cung đình thời xưa và đặc biệt được ưa chuộng tại Úc, , Chile, Pháp và nhiều nước châu Á. Loại hải sản này từng được đánh bắt rất nhiều ở Nam Phi, lên tới 615 tấn năm 1995. Song, con số này giảm đi với tốc độ khủng khiếp khi chỉ còn 75 tấn năm 2008. Đứng trước thực trạng đó, Nam Phi đã ra quy định phạt tới 40.000 USD nếu phát hiện ra người có hành vi đánh bắt trái phép.

7. Buôn người

Buôn người là hành vi phi pháp rất khó bị theo dõi, phát hiện và cả xử lý. Thị trường này đang chứng kiến sự bùng nổ chưa từng có với doanh thu ước tính 32 tỷ USD. Mục đích ở đây cũng cực kỳ đa dạng, đó có thể là nhận con nuôi, thỏa mãn nhu cầu của một số cá nhân hay lao động nô lệ.

Trung ca hoi muoi

Trứng cá muối là sản phẩm đắt đỏ nhưng lợi nhuận rất cao. Ảnh minh họa

8. Mật gấu

Mật gấu được xem là có tác dụng thần kỳ chữa các bệnh về mắt, ung thư hay thậm chí là cả AIDS. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm và đáng bị lên án. Những tay buôn mật gấu trái phép thường giữ con vật ở trong các lồng sắt, cho chúng ăn và rồi giết chúng từ từ bằng cách lấy mật.

9. Trứng cá muối

Thị trường chợ đen về trứng cá muối có thể rất kỳ lạ song thực sự có tổn tại và là một trong những nguyên nhân chính khiến số lượng cá tầm sụt giảm tới 90% kể từ năm 1970. Đây là một món ăn đắt tiền giành cho người giàu với doanh thu ước tính lên tới hàng tỷ USD mỗi năm. Song, chính vì vậy mà loài cá tồn tại từ thời khủng long này đang phải đối mặt với sự đe dọa tồn vong chưa từng có.

10. Rượu lậu

Đây là một thị trường phát triển rất nhanh hiện nay, bất chấp các quy định pháp luật chặt chẽ được ban hành bởi chính phủ các nước. Theo báo cáo, có rất nhiều người tại Cộng hòa Séc và Ấn Độ đã bỏ mạng do uống phải rượu dỏm từ những tay buôn rượu lậu - những kẻ bỏ túi hàng chục triệu USD mỗi năm.

Theo TT

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang