Công bố toàn bộ thực phẩm chức năng Slim HNM VN không đạt chất lượng

author 06:45 18/09/2016

(VietQ.vn) - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa cho biết, 14 mẫu thực phẩm chức năng của công ty Slim HMN Việt Nam đưa đi kiểm nghiệm đều không đạt chất lượng.

Thực phẩm sữa ong chúa của Công ty TNHH Thương mại Slim HMN Việt Nam được đem đi kiểm nghiệm đều không đạt chuẩn. Người lao động

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế công bố kết quả xét nghiệm 14 mẫu thực phẩm chức năng do Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội gửi đến. Theo đó, cả 14/14 mẫu được lấy tại Công ty TNHH Thương mại Slim HMN Việt Nam đều cho kết quả không đạt chất lượng.

Cụ thể các mẫu như sau:

1. Thực phẩm chức năng Glucosamine Sit 1600, số lô : 02021660 có 4 chỉ tiêu không đạt theo phiếu kết quả xét nghiệm.

2, Thực phẩm chức năng Collagen L-Glutathione, số lô : 06022016, NSX: 06/02/2016, HSD: 06/02/2019 có 4 chỉ tiêu không đạt theo phiếu kết quả xét nghiệm.

3, Thực phẩm chức năng HMN Collagen USA, số lô: 090815100, NSX: 20/8/2015. HSD: 19/8/2018 có 8 chỉ tiêu không đạt theo phiếu kết quả xét nghiệm.

4. Thực phẩm chức năng Glucosamine USA, số lô: US10121560, NSX: 10/12/2015, HSD: 09/12/2018 có 3 chỉ tiêu không đạt theo phiếu kết quả xét nghiệm.

5. Thực phẩm chức năng Plus Min USA, số lô: 1001219, NSX: 10/01/2016, HSD:10/01/2019 có 5 chỉ tiêu không đạt theo phiếu kết quả xét nghiệm.

6, TPBVSKShark Cartilage, số lô: SHA200116300, NSX: 20/01/16, HSD:19/01/2019 có 7 chỉ tiêu không đạt theo phiếu kết quả xét nghiệm. 

7. TPCN Enzymes, số lô: 300715, NSX: 30/7/15, HSD:29/7/17 có 3 chỉ tiêu không đạt theo phiếu kết quả xét nghiệm

8. Thực phẩm BVSK Firmer, số lô: 080516, NSX: 08/05/16, HSD:08/05/19 có 3 chỉ tiêu không đạt theo phiếu kết quả xét nghiệm có 8 chỉ tiêu không đạt theo phiếu kết quả xét nghiệm.

Công ty Slim HMN nghi làm giả hàng loạt sản phẩm thực phẩm chức năng(VietQ.vn) - Gần 10.000 sản phẩm của 32 loại thực phẩm chức năng nghi giả của Công ty TNHH Thương mại Slim HMN Việt Nam được đưa đi giám định xác định nguồn gốc.

9. TPBVSK Royal Jelly DHA, số lô: 160415, NSX: 06/06/2015, HSD:05/06/2018 có 8 chỉ tiêu không đạt theo phiếu kết quả xét nghiệm có 6 chỉ tiêu không đạt theo phiếu kết quả xét nghiệm.

10. TPBVSK Pita Wall Vitamin, số lô: 290515, NSX: 29/5/2015, HSD:28/5/2018 có 3 chỉ tiêu không đạt theo phiếu kết quả xét nghiệm có 8 chỉ tiêu không đạt theo phiếu kết quả xét nghiệm.

11. TPBVSK Glucosamine schitnew, số lô: 0002, NSX: 02/11/2015, HSD:02/10/2018 có 5 chỉ tiêu không đạt theo phiếu kết quả xét nghiệm có 5 chỉ tiêu không đạt theo phiếu kết quả xét nghiệm.

12. TPBVSK Nick Bon, số lô: NB091015100, NSX: 09/12/2015, HSD:08/12/2018 có 5 chỉ tiêu không đạt theo phiếu kết quả xét nghiệm.

13, TPBVSK Royal Jelly Plus, số lô: 240415, NSX: 10/6/2015, HSD:09/6/2018 có 5 chỉ tiêu không đạt theo phiếu kết quả xét nghiệm.

14. TPBVSK Royal jelly Nono, số lô: 150415, NSX: 06/6/2015, HSD:05/6/2018 có 1 chỉ tiêu không đạt theo phiếu kết quả xét nghiệm.

Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra, giám sát trên địa bàn, trường hợp phát hiện có các sản phẩm vi phạm yêu cầu xử lý theo quy định và báo cáo về Cục An toàn thực phẩm.

Trước đó, Người lao động đưa tin, ngày 30/8, lực lượng chức năng đã đồng loạt kiểm tra các địa điểm của Công ty TNHH Thương mại Slim HMN Việt Nam tại Hà Nội và phát hiện, tạm giữ một số lượng lớn TPCN nghi làm giả cùng hàng ngàn tem, nhãn mác và dụng cụ đóng gói sản phẩm.

Sau khi kiểm tra các kho hàng của Công ty TNHH Thương mại Slim HMN (ở xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội), đoàn liên ngành đã phát hiện 1 xe tải đang xếp hàng hóa chờ chuyển đi tiêu thụ.

Ngoài ra, bên trong kho có nhiều thùng sản phẩm thành phẩm gồm gần 20 loại sản phẩm là TPCN, trong đó có các nhãn hiệu đang được tiêu thụ phổ biến trên thị trường. Các hộp TPCN này được đóng gói hoàn chỉnh và dán tem nhập khẩu, ghi sản phẩm chính hãng.

Không dừng lại ở đó, lực lượng chức năng cũng phát hiện thêm hàng ngàn nhãn mác sản phẩm, trong đó chủ yếu ghi thông tin sản phẩm có xuất xứ tại các nước: Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Nghi ngờ về mức độ vi phạm của công ty trên, lực lượng chức năng tiếp tục kiểm tra tại một kho hàng khác của công ty này ở Khu đô thị Văn Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) lực lượng chức năng phát hiện hàng ngàn vỏ hộp, bao bì sản phẩm, màng co và dụng cụ dán nhãn, đóng hộp. Trong số các mặt hàng tạm giữ, cơ quan chức năng đã lấy 14 mẫu TPCN gửi tới cơ quan chuyên môn để kiểm nghiệm chất lượng.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang