Trời rét đậm, cho trẻ ăn gì để giữ ấm và sức khỏe?

author 09:02 20/02/2014

(VietQ.vn) - Trẻ rất dễ bị cảm cúm, viêm họng, ho kéo dài, thậm chí là cảm lạnh, sốt cao và mang những bệnh về đường hô hấp, da… khi mùa lạnh tới.

Có rất nhiều cách để cơ thể trẻ trở nên ấm hơn, trong đó, việc ăn uống rất quan trọng. Thời tiết ở nhiệt độ từ 0 – 15 độ C là “cơ hội” để các bệnh về đường hô hấp, da, thần kinh ở trẻ em phát triển. Trẻ trong độ tuổi từ 0 – 10 tuổi cũng dễ mắc bệnh hơn vào thời tiết lạnh kéo dài hoặc nắng mưa, gió lạnh thất thường.

Các gia đình không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, nhưng loại đồ ăn này dễ gây béo phì, bệnh tim mạch và huyết áp cho trẻ về sau

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, trẻ không nên ăn nhiều đồ ăn nhanh, chế biến sẵn vì dễ gây béo phì, bệnh tim mạch và huyết áp cho trẻ về sau. Ảnh minh họa

Trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, có nhiều loại rau, củ, quả được khuyến cáo ăn vào sẽ góp phần nâng cao sức khỏe, sức đề kháng, phòng tránh bệnh tật. Những loại rau, củ, quả như cải bắp, cải chíp, củ cải, đậu, rau bina, rau diếp, khoai lang, khoai tây, cà chua hay những loại quả như xoài, bưởi, cam, chanh, nho, táo… chế biến, ăn trực tiếp hoặc nghiền ra để uống sẽ rất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt là những loại thực phẩm đó góp phần nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho trẻ em.

Cùng với các loại rau, những loại thịt như tôm, cua, cá, thịt bò, thịt lợn, thịt các loại gia cầm… mang nhiều chất đạm, protein… sẽ nâng cao thể trạng, tăng cường sinh lực, giúp trẻ vượt qua các nguy cơ về bệnh tật.

Hiện không ít người tiêu dùng lầm tưởng, các loại củ, quả, hạt như hành, tỏi, gừng, quế, hạt tiêu… là mang tính nóng, sẽ hỗ trợ tốt nhất cho trẻ khi thời tiết lạnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực Đông y, những loại củ, quả, hạt nói trên có mùi, vị khó hợp với trẻ. Thậm chí, nếu ăn trong nhiều ngày liền, trẻ có thể bị nóng trong, gây mụn nhọt. Ngoài ra, trong điều kiện hệ tiêu hóa của trẻ còn đang trong quá trình hoàn thiện, việc ăn quá cay, quá nóng sẽ không tốt đối với hệ tiêu hóa. Hơn nữa, với đối tượng “nhũ nhi”, không nên cho trẻ ăn những thức ăn quá nóng.

Cũng theo khoa học về Đông y, một số loại tinh dầu như tinh dầu gấc, tinh dầu mè, ô liu, mật ong… là những thực phẩm an toàn, góp phần giữ ấm cơ thể đối với trẻ khi dùng.

Nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm vào mùa đông

Nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm vào mùa đông. Ảnh minh họa

Điều quan trọng hơn cả là các chuyên gia khuyến cáo, khi dùng bất cứ thực phẩm nào cho trẻ, các bậc phụ huynh cần mua sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chế biến cẩn thận ở môi trường ăn chín, uống sôi. Không cho trẻ ăn thực phẩm đã nguội, đã ôi, thiu, tránh mắc các bệnh về đường tiêu hóa, giảm sức đề kháng, sức khỏe của trẻ.

Một minh chứng cụ thể, ở những trẻ thiếu máu, nhiệt độ trung bình của cơ thể thấp hơn ở những người bình thường là 0,7 độ C, nhiệt lượng trong cơ thể cũng thấp hơn khoảng 13%. Do vậy, muốn giữ ấm cho cơ thể trong những ngày mùa đông, nên chú trọng, ưu tiên những thực phẩm có chứa nhiều sắt. Sắt thường tập trung chủ yếu trong các loại thực phẩm quen thuộc như: gan, thịt nạc, thịt bò, trứng, rau bina… Các loại trái cây thuộc họ cam, quýt cũng được các bà nội chợ “thông thái” ưa dùng.

Các loại trái cây thuộc họ cam, quýt còn chứa canxi, photpho, caroten và axit xitric có tác dụng giúp giảm hàm lượng cholesterol trong máu.

Cùng với các loại rau, củ, quả, hiện trên thị trường bán rất nhiều sản phẩm sữa chua ăn, sữa chua uống, sữa nước của các doanh nghiệp sữa có uy tín trong nước, giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn sản phẩm cho trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thuộc Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk), trẻ ăn sữa chua thường xuyên sẽ góp phần nâng cao thể trạng, sức khỏe, sức đề kháng không chỉ trong mùa lạnh mà còn ở các mùa khác.

Hồng Anh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang