Bắc Ninh tịch thu hơn 5.000 đơn vị phụ tùng ô tô nhập lậu
Thu hồi mỹ phẩm của Công ty Thuận Phát vì kém chất lượng
Tăng cường kiểm soát chất lượng bánh trung thu, thu giữ sản phẩm không đảm bảo chất lượng
Bình Định thu giữ số lượng mỡ động vật đã qua chế biến
Cụ thể, ngay sau khi nhận được thông tin từ quần chúng nhân dân, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 – Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Phòng Thanh tra – Pháp chế, Công an thành phố Bắc Ninh kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh của bà N.T.T.H có địa chỉ tại Xuân Ổ B, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện 5.324 đơn vị phụ tùng ô tô với tổng trị giá 814,5 triệu đồng có dấu hiệu nhập lậu. Bà N.T.T.H chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa. Đội Quản lý thị trường số 1 đã ra Quyết định tạm giữ toàn bộ hàng hóa trên để xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngay sau khi xác minh có căn cứ, Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà N.T.T.H về hành vi: Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định; Kinh doanh hàng hóa nhập lậu (phụ tùng ô tô) với tổng tiền phạt hành chính 52,5 triệu đồng. Tịch thu 5.324 đơn vị phụ tùng ô tô có tổng trị giá 814,5 triệu đồng.
Hơn 5000 phụ tùng ô tô nhập lậu bị thu giữ tại Bắc Ninh
Theo cơ quan chức năng, hành vi sản xuất kinh doanh, mua bán phụ tùng ô tô giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ không chỉ vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi, uy tín của nhà sản xuất chính hãng. Điều nguy hiểm hơn, những phụ tùng ô tô này chẳng có cơ quan nào kiểm định về mặt chất lượng. Nếu người tiêu dùng mua phải phụ tùng giả thì sẽ phải tự chịu những rủi ro.
Theo Thông tư số 26/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 01/8/2019, phụ tùng, linh kiện ô tô phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, nghĩa là phải được cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành kiểm định, cấp chứng nhận hợp quy mới có thể lưu thông ra thị trường để đưa vào phương tiện sử dụng. Thế nhưng, với hàng ngàn sản phẩm phụ tùng ô tô giả, các đối tượng chẳng cần quan tâm đến bất cứ một giấy tờ nào. Trong khi, những phụ kiện làm giả bị thu giữ chủ yếu nằm ở nhóm các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn phương tiện cũng như độ bền của động cơ như: bàn ép, lá côn, lọc dầu, lọc nhớt, lọc gió.
Dù biết rõ các phụ tùng ô tô giả có chất lượng kém, gây thiệt hại về kinh tế cho các chủ xe nhưng các đối tượng vẫn nhập về để bán. Theo khai nhận của đối tượng kinh doanh phụ tùng ô tô giả, lý do là bởi hàng giả thường tiêu thụ chạy hơn hàng chính hãng, vì có nhiều thợ sửa xe, gara ô tô đặt hàng về bán cho khách.
05 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ tùng, linh kiện ô tô, xe máy
Thông tư 26/2019/TT-BGTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận, sử dụng và 05 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ tùng, linh kiện ô tô, mô tô, xe gắn máy. Theo đó, ban hành 05 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ tùng, linh kiện ô tô, mô tô, xe gắn máy gồm:
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ắc quy chì dùng trên xe mô tô, xe gắn máy; Mã số: QCVN 47:2019/BGTVT.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia kết cấu an toàn chống cháy của xe cơ giới; Mã số: QCVN 52:2019/BGTVT.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu an toàn chống cháy của vật liệu sử dụng trong kết cấu nội thất xe cơ giới; Mã số: QCVN 53:2019/BGTVT.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận, sử dụng; Mã số: QCVN 82:2019/BGTVT.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ắc quy sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy điện; Mã số: QCVN 91:2019/BGTVT.
Bên cạnh đó, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gương dùng cho xe ô tô; Mã số: QCVN 33:2019/BGTVT.
Thông tư 26/2019/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2019 và bãi bỏ các quy định: khoản 2 Điều 1 Thông tư 57/2011/TT-BGTVT; Thông tư 40/2013/TT-BGTVT; khoản 3 Điều 1 Thông tư 52/2012/TT-BGTVT; khoản 2 Điều 1 Thông tư 82/2015/TT-BGTVT; Thông tư 62/2014/TT-BGTVT.
An Dương