Bác sĩ chỉ cách bổ sung sắt đúng theo khuyến cáo cho mẹ bầu để tránh tác dụng phụ

author 05:39 07/01/2025

(VietQ.vn) - Theo bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bà bầu bổ sung sắt là điều quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn tuy nhiên cần theo đúng khuyến cáo từ chuyên gia mới đảm bảo an toàn.

Ths.BS Trần Anh Đức - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chia sẻ, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, mẹ bầu nên thực hiện khám thai ít nhất 3 lần, đó là ở thời điểm tuần 12, tuần 22 và tuần 32. Tuy nhiên với môi trường ngày càng ô nhiễm và sự xuất hiện của các mầm bệnh lạ, nên đa số các bệnh viện sản phụ khoa lớn ở Việt Nam đều khuyến cáo mẹ bầu nên đi thăm khám ít nhất khoảng 8 đến 10 lần nhằm theo dõi sức khỏe tổng quan của mẹ bầu, sự phát triển của thai nhi và phòng trừ trường hợp không may xảy ra.

Theo BS. Trần Anh Đức, ngoài việc khám định kỳ thường xuyên thì việc bổ sung các vi chất vô cùng quan trọng. Theo đó 4 loại vi chất mẹ bầu cần đặc biệt lưu tâm là: sắt, acid folic, canxi và DHA. Trong đó, acid folic cần bổ sung ngay từ 3 tháng đầu thậm chí có thể nên bổ sung từ trước khi mang thai ít nhất một tháng để phòng các dị tật của ống thần kinh. Sắt chủ yếu tham gia tạo tế bào hồng cầu của máu. Canxi giúp phát triển hệ xương của thai nhi và duy trì khung xương của mẹ. Còn DHA sẽ đóng vai trò giúp phát triển não và mắt cho thai nhi.

Trong 4 loại chất trên thì bổ sung sắt gây nhiều thách thức bởi sắt khó hấp thu dễ gây tác dụng ngoại ý. Đồng thời mẹ bầu dễ gặp tình trạng nôn nghén, trào ngược dạ dày làm giảm hấp thu sắt. Trong 2 nguồn sắt tự nhiên cho mẹ thì sắt Heme (có trong thịt đỏ) giúp hấp thu tốt hơn. Một số báo cáo ghi lại cho thấy, khả năng hấp thu của sắt Heme đạt tới 15-25%, so với sắt Non - Heme (sắt trong thực vật) chỉ khoảng 2-10%".

Bà bầu cần thận trọng khi bổ sung sắt. Ảnh minh họa

Theo đó, để mẹ bầu hấp thu đủ 30mg sắt theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới thì cần ăn khoảng 1kg thịt bò mỗi ngày. Các nhà khoa học tại Lubrizol Life Science - một công ty chuyên cung cấp các giải pháp sáng tạo trong chăm sóc sức khỏe tại Mỹ đã cho ra đời sắt hướng đích, "mô phỏng" lại đặc tính dễ hấp thu và không gây kích ứng như sắt Heme, đồng thời có khả năng cấp sắt tối đa.

Bằng công nghệ Lipofer và cấu tạo màng kép, sắt hướng đích mang lại tác dụng 2 trong 1 giúp hạn chế tối đa tác dụng phụ nhờ màng ngoài Starches bao bọc sắt và hỗ trợ hấp thu sắt tối đa nhờ màng trong Lipid tương đồng với màng tế bào ruột.

Bệnh viện Tâm Anh, thành phố Hồ Chí Minh cũng khuyến cáo, nhu cầu về sắt của phụ nữ tăng cao trong giai đoạn mang thai, vì vậy cần chủ ý bổ sung sắt cho bà bầu đúng và đủ để có thai kỳ khỏe mạnh. Theo một số thống kê, có đến 52% phụ nữ mang thai ở các nước đang phát triển bị thiếu máu do thiếu sắt. Việc thiếu máu do thiếu sắt kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Nếu mẹ bầu không được bổ sung sắt trong thai kỳ có thể dẫn đến nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, gây nên các hiện tượng như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, kém tập trung, da xanh xao… nghiêm trọng hơn có thể gây ra các biến chứng cho mẹ như nhiễm trùng, băng huyết sau sinh, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, rối loạn kinh nguyệt, trầm cảm sau sinh và đặc biệt là ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển về não bộ của em bé. Vì vậy phụ nữ đang có dự định mang thai và đang trong thai kỳ nên được thăm khám với bác sĩ và nghe tư vấn về việc bổ sung sắt ngừa thiếu máu do thiếu sắt.

Thiếu máu khi mang thai khiến phụ nữ dễ bị sảy thai, sinh non, sau sinh có nguy cơ băng huyết đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người mẹ. Trẻ sơ sinh có mẹ bị thiếu máu cũng dễ bị sinh non tháng, nhẹ cân, thiếu máu, có lượng sắt dự trữ ít hơn, tăng khả năng mắc bệnh sơ sinh hơn so với bình thường. Thiếu máu càng sớm trong thai kỳ thì càng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Theo thông tin từ viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, phụ nữ mang thai cần bổ sung sắt từ những tháng đầu của thai kỳ, trong lần thăm khám đầu tiên.

Việc bổ sung sắt có thể thông qua việc ăn uống, tuy nhiên các thực phẩm hằng ngày không cung cấp đủ nhu cầu sắt của phụ nữ khi mang thai, vì vậy mẹ cần bổ sung thêm sắt bằng việc sử dụng các viên uống sắt dành cho bà bầu.

Phụ nữ đang có dự định mang thai có thể uống bổ sung sắt trước thời gian mang thai từ 1-3 tháng. Ngoài các sản phẩm thực phẩm bổ sung thì bà bầu cũng nên ăn thường xuyên các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và dễ hấp thu ở ruột. Một số thức chứa sắt dạng heme như: nghêu, sò huyết, cá, thịt bò, thịt lợn và trong các loại nội tạng động vật như gan gà, gan heo, gan bò…

Thực phẩm giàu sắt có ở trong các loại ngũ cốc, các loại đậu tươi được nấu chín, mật đường, các loại rau như rau muống hoặc măng tây… Việc hấp thu sắt sẽ phụ thuộc vào sự có mặt của một số chất làm tăng hoặc cản trở việc hấp thụ sắt. Vì vậy cách bổ sung sắt cho bà bầu cần chú ý tới việc không ăn chung với những thực phẩm có tính ức chế hấp thụ sắt như trà, cà phê, các loại thực phẩm có chứa nhiều phytate, tanin.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20-1:2024/BYT đối với giới hạn các chất ô nhiễm trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn này nhằm đưa ra quy định giới hạn tối đa các chất ô nhiễm (kim loại nặng và vi sinh vật); lấy mẫu và phương pháp thử; yêu cầu quản lý; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Quy chuẩn kỹ thuật này không áp dụng đối với sản phẩm rượu bổ được công bố là thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên lãnh thổ Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. 

Theo đó giới hạn tối đa kim loại nặng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe được quy định như asen ở ngưỡng 5,0mg/kg; Cadmi (Cd) là 3,0; chì 10,0; thủy ngân là 0,5....Ngoài ra giới hạn tối đa vi sinh vật trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải theo quy định tại quy chuẩn này.

Vân Thảo (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang