Bánh kẹo không rõ nguồn gốc, kém chất lượng tràn lan ngoài chợ dân sinh

author 15:23 09/12/2022

(VietQ.vn) - Theo ghi nhận tại Bạc Liêu, hiện nay tại các chợ dân sinh bày bán rất nhiều loại bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng.

Lợi dụng nhu cầu mua bán tăng cao trong dịp tết Quý Mão 2023, nhiều đối tượng đã trà trộn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, gian lận để trục lợi. Trong đó, đáng lo ngại là các mặt hàng bánh kẹo không xuất xứ, không hạn sử dụng, nhái thương hiệu đang được bày bán tràn lan trên thị trường.

Tại các chợ dân sinh, cửa hàng tạp hóa trên địa bàn tỉnh vào thời điểm này có rất nhiều các mặt hàng bánh kẹo như: kẹo dẻo, thạch, bánh quy, kẹo sô-cô-la..., trên bao bì ghi chữ Hàn Quốc, Trung Quốc… nên người tiêu dùng rất khó để xem thông tin cơ bản về sản phẩm như: nơi sản xuất, thành phần, hạn sử dụng… Mặc dù được giới thiệu là hàng nước ngoài, hàng nhập khẩu nhưng giá cả của các sản phẩm này rất rẻ.

Bánh kẹo không rõ nguồn gốc, kém chất lượng tràn lan ngoài chợ dân sinh. Ảnh: T.Q 

Mới đây, Công an huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu đã tịch thu một số lượng lớn bánh, kẹo không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng tại một của hàng kinh doanh tạp hóa trên địa bàn xã Hưng Phú. Hầu hết số lượng bánh kẹo này đã hết hạn sử dụng, không có phụ đề tiếng Việt, không địa chỉ sản xuất được bán lẫn lộn cùng các nhãn hàng có thương hiệu khác. Đáng nói là, các sản phẩm bánh kẹo này được rất nhiều trẻ em mua về sử dụng.

Việc các mặt hàng không rõ nguồn gốc, kém chất lượng xen lẫn những sản phẩm đạt chất lượng đang tràn lan trên thị trường là do phần lớn tâm lý muốn mua hàng rẻ tiền của người tiêu dùng. Đây thật sự là điều đáng lo ngại, bởi lẽ, do hàng không nhãn mác, không ghi hạn sử dụng có thể bán từ năm này qua năm khác, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người tiêu dùng.

Theo cơ quan chức năng, các sản phẩm bánh kẹo có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn thực phẩm do có thể trộn bánh, kẹo đã hết hạn sử dụng hoặc hàng kém chất lượng. Ngoài ra, sử dụng hàng hóa không rõ nguồn gốc có nguy cơ nhiễm chất độc, nhiễm vi sinh. 

Mặc dù chúng có thể sẽ không gây ra các triệu chứng ngộ độc thực phẩm ngay, nhưng về lâu dài có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ mà chúng ta ít ngờ tới.

Đặc biệt đối với các loại bánh có màu sắc lòe loẹt, tươi sáng là do sử dụng phẩm màu. Phẩm màu có hai loại, gồm phẩm màu tự nhiên và hóa học. Phẩm màu tự nhiên thường có màu sắc không rực rỡ do được chiết suất từ chất hữu cơ như củ, quả, lá... Do vậy, khi chế biến, người dùng phải sử dụng một lượng lớn thì mới tạo được màu sắc bắt mắt cho thực phẩm. Phẩm màu hóa học thì ngược lại, dùng lượng ít nhưng màu sắc rất rực rỡ. Bằng mắt thường khó có thể phân biệt đâu là phẩm màu tự nhiên, đâu là phẩm màu hóa học. Tuy nhiên, thực phẩm có màu càng sặc sỡ thì nguy cơ dùng phẩm màu hóa học càng cao.

Ngoài ra, các loại bánh kẹo trôi nổi trên thị trường còn chưa được kiểm duyệt về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm và không có một cơ quan nào kiểm soát.

Cũng theo cơ quan chức năng, trên thực tế, tình trạng kinh doanh mặt hàng bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hạn sử dụng đã xảy ra từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa thể giải quyết triệt để. Do đó, cần phải có chế tài mạnh hơn, quyết liệt hơn để xử lý nghiêm các hành vi sản xuất - kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Để ngăn chặn tình trạng này, trước hết, người tiêu dùng cần nâng cao ý thức trong việc lựa chọn thực phẩm, chỉ chọn mua các sản phẩm bánh kẹo đã được công bố chất lượng phù hợp quy định an toàn thực phẩm, quan sát kỹ thông tin trên bao bì bánh kẹo như nơi sản xuất, ngày sản xuất, ngày hết hạn, thành phần, cách bảo quản sản phẩm. Bên cạnh đó, NTD cũng cần thông tin với các cơ quan chức năng khi phát hiện các loại thực phẩm nghi ngờ là hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5908 : 2009- Kẹo

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại kẹo cứng có nhân, kẹo mềm và kẹo dẻo. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5908 : 2009 cũng quy định về nguyên liệu bao gồm đường phải phù hợp với TCVN 7968 : 2008 (CODEX STAN 212-1999 With amendment 1-2001). Các nguyên liệu khác như sữa bột, bột mì, bột cacao, dầu thực vật v.v..: đáp ứng các yêu cầu để dùng làm thực phẩm theo các tiêu chuẩn tương ứng.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5908 : 2009 cũng quy định về chỉ tiêu cảm quan như sau: 

Chỉ tiêu cảm quan

Tên chỉ tiêu

Yêu cầu

Kẹo cứng có nhân

Kẹo mềm

Kẹo dẻo

1. Hình dạng bên ngoài

Viên kẹo có hình nguyên vẹn, không bị biến dạng, nhân không bị chảy ra ngoài vỏ kẹo; trong cùng một gói, kích thước các viên kẹo tương đối đồng đều

Viên kẹo có hình nguyên vẹn không bị biến dạng; trong cùng một gói, kích thước các viên kẹo tương đối đồng đều

Viên kẹo có hình nguyên vẹn không bị biến dạng, trên mỗi viên kẹo được tẩm đều bột áo; trong cùng một gói kích thước các viên kẹo tương đối đồng đều

2. Màu sắc

Vỏ: trong, đặc trưng cho sản phẩm

Nhân: đặc trưng cho sản phẩm

Đặc trưng cho sản phẩm

Đặc trưng cho sản phẩm

3. Mùi vị

Đặc trưng cho sản phẩm

Đặc trưng cho sản phẩm

Đặc trưng cho sản phẩm

4. Trạng thái

Vỏ: cứng, giòn

Nhân: đặc, sánh

Mềm, mịn

Dẻo, mềm, hơi dai

5. Tạp chất lạ

Không được có

Không được có

Không được có

 Chỉ tiêu lý - hóa

Tên chỉ tiêu

Mức

Kẹo cứng có nhân

Kẹo mềm

Kẹo dẻo

1. Độ ẩm, phần trăm khối lượng a)

2,0 đến 3,0

6,5 đến 8,0

10 đến 12

2. Hàm lượng đường khử, phần trăm khối lượng, tính theo glucoza

Vỏ: 15 đến 18

Nhân: 25 đến 30

18 đến 25

35 đến 45

3. Hàm lượng đường tổng số, phần trăm khối lượng, tính theo sacaroza, không nhỏ hơn

40

40

40

4. Hàm lượng tro không tan trong dung dịch axit clohydric 10 %, phần trăm khối lượng, không lớn hơn

0,10

0,10

0,10

a) Đối với kẹo cứng có nhân, chỉ xác định độ ẩm ở vỏ.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang