Bé 2,5 tuổi cận thị 900 độ, lý do khiến mẹ nào cũng giật mình do những sai lầm hàng ngày

author 12:50 09/06/2019

(VietQ.vn) - Do thói quen hay dụi mắt, nhíu mắt khiến mắt của bé gái 2,5 tuổi bị cận thị nặng lên tới 900 độ khiến ai cũng giật mình.

Tin tức trên báo Kiến Thức, mới đây bác sĩ Lưu, trường khoa Tai Mũi Họng tại Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em Dương Châu, Giang Tô, Trung Quốc đã tiếp nhận một trường hợp đặc biệt, cô bé Tiểu Mạn, 2,5 tuổi mắc chứng cận thị cực nặng.

Theo cha mẹ của Tiểu Mạn, con gái họ luôn có thói quen nhíu mắt, hí mắt, và dụi mắt. Tình trạng này đã kéo dài gần một năm, tưởng rằng đây là thói quen xấu của Tiểu Mạn nên cha mẹ không mấy để ý, gần đây Tiểu Mạn dường như rất khó chịu về mắt, vì vậy mới đem cô bé đi khám.

Chẳng ngờ, sau khi kiểm tra, đo đạc, bác sĩ Lưu phát hiện, hai mắt Tiểu Mạn cận thị 900 độ, khiến tất cả mọi người đều giật mình hoảng sợ.

Bác sĩ Lưu cho biết thêm, người lớn trong nhà Tiểu Mạn rất cưng chiều cô bé. Để Tiểu Mạn ngoan ngoãn, từ khi Tiểu Mạn được hơn 1 tuổi, gia đình đã bắt đầu cho cô bé xem điện thoại di động.

Cận thị ngày càng tăng cao ở trẻ do tiếp xúc với thiết bị điện tử và những thói quen hàng ngày 

Mỗi lần xem điện thoại di động, Tiểu Mạn đều nằm im, rất ngoạn, vì vậy cha mẹ, người nhà thường cho cô bé xem điện thoại rất lâu. Vì thời gian dài xem điện thoại di động liên tục, dẫn đến mắt của cô bé bị tổn thương nghiêm trọng. Đáng tiếc là, độ cận thị cực cao của Tiểu Mạn không thể cải thiện. Theo tuổi tác lớn lên, chỉ số cận thị còn có thể tăng thêm.

Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em Dương Châu đã khám sàng lọc hơn 40 trường mẫu giáo tại thành phố Dương Châu. Hiện, có 15.000 trẻ em từ 3 - 6 tuổi đang được kiểm tra, số trẻ bị bệnh về mắt như lác, cận thị, loạn thị, nhược thị lên đến 12%, một con số đáng lo ngại. Đặc biệt, hầu hết những trẻ mắc bệnh về mắt đều liên quan đến việc tiếp xúc, sử dụng thường xuyên ti vi, điện thoại và các sản phẩm điện tử khác.

Qua trường hợp của cô bé Tiểu Mạn, bác sĩ Lưu đề nghĩ, trẻ em dưới 3 tuổi không nên tiếp xúc với các sản phẩm điện tử như điện thoại di động và máy tính bảng.

Hơn nữa, trẻ từ 3 - 6 tuổi không được sử dụng các sản phẩm điện tử quá 30 phút mỗi ngày. Cha mẹ nên chủ động hướng dẫn con hoạt động ngoài trời, vừa rèn luyện sức khỏe lại tăng khả năng giao tiếp của bé.

Bé gái tử vong vì bố mẹ vô tình để quên con trong ô tô 16 tiếng(VietQ.vn) - Bé gái chưa đầy một tuổi đã tử vong vì bị bố mẹ bỏ quên trên xe ô tô trong suốt 16 tiếng đồng hồ.

Hiện nay, cận thị là loại tật khúc xạ phổ biến nhất ở lứa tuổi học đường và đang tăng nhanh trên toàn thế giới. Cận thị gây cản trở quá trình sinh hoạt, học tập, vui chơi của trẻ nhỏ khi tầm nhìn xa bị phụ thuộc vào cặp kính gọng. Đáng lo ngại nữa là tình trạng nhiều trẻ cận thị bị tăng số nhanh.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền, trưởng khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt Trung ương trước đó cũng thông tin trên báo Dân trí, qua theo dõi, thăm khám cho những bệnh nhân có tật khúc xạ đến khám và điều trị tại Khoa, không chỉ số lượng trẻ em bị cận thị học đường ngày càng tăng mà còn có rất nhiều trẻ bị cận thị tăng số nhanh (tiến triển cận thị trên 1.00 đi-ôp/năm).

Đó là do trong điều kiện xã hội ngày nay, trẻ thường xuyên dành nhiều thời gian sử dụng mắt nhìn gần, đặc biệt là trên các thiết bị điện tử như điện thoai, máy tính; ít tham gia các hoạt động ngoài trời; học bài hoặc đọc sách trong điều kiện ánh sáng yếu … Chính vì vậy, tỷ lệ tật cận thị nặng (trên 6.00 đi-ôp) cũng ngày càng tăng.

Không chỉ ảnh hưởng lớn tới thị lực không kính mà cận thị nặng còn có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đe dọa thị lực nghiêm trọng như bong võng mạc, thoái hóa hắc võng mạc, lỗ hoàng điểm, đục thể thủy tinh, glôcôm…

Theo bác sĩ Hiền, cần khuyến khích trẻ tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử nhìn gần; học bài và đọc sách trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, giữ khoảng cách hợp lý; để mắt được nghỉ ngơi, nhìn xa thư giãn sau một khoảng thời gian nhìn gần (30-45 phút).

Việc áp dụng các phương pháp điều trị để hạn chế tiến triển của cận thị, nhằm làm giảm nguy cơ dẫn đến cận thị nặng vốn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm cũng rất quan trọng.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang