Belarus phê duyệt vắc xin chữa ung thư phổi đầu tiên được cấp bằng sáng chế của Cu Ba
Nghiên cứu làm chủ công nghệ chế biến sâu đất hiếm tại Việt Nam
Gia tăng sức ép cạnh tranh đối với ngàng giày dép Việt tại thị trường Indonesia
Đại sứ Cuba tại Belarus, ông Santiago Pérez, cho rằng quyết định này là một thành tựu lớn, "khẳng định sức mạnh của ngành công nghệ sinh học Cuba". Ông Pérez nói Belarus cũng là quốc gia đầu tiên phê duyệt vắc xin Soberana ngừa Covid-19 của Cuba.
Vắc xin Cimavax (tên đầy đủ CIMAvax-EGF) là một liệu pháp khai thác hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại ung thư phổi, do Trung tâm Miễn dịch phân tử Cuba (CIM) nghiên cứu.
Các thử nghiệm lâm sàng đối với vắc xin này được khởi động từ năm 2017, do Trung tâm Ung thư Roswell Park (Mỹ), đứng đầu. Cơ quan này đã sử dụng vắc xin Cimavax cho những bệnh nhân ung thư phổi nặng nhất. Hiện Cimavax vẫn chưa được Mỹ phê duyệt.
Vắc xin ngăn chặn yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF), một loại protein mà các tế bào ung thư cần để phát triển. Nó không trực tiếp giết chết tế bào ung thư và các loại tế bào khác, mà "khiến chúng chết đói" bằng cách ngăn chặn EGF bám vào thụ thể thích hợp.
Vắc xin ung thư phổi của Cu Ba được Belarus phê duyệt và cấp phép. Ảnh: VnExpress
Hơn 5.000 bệnh nhân ung thư phổi đã được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch độc đáo này. Các bệnh nhân tiêm 4 liều vắc xin cách nhau hai tuần, sau đó được tiêm chủng lại hàng tháng. Các nghiên cứu quốc tế cũng chỉ ra rằng khối u được thu nhỏ ổn định trong thời gian dài, cải thiện khả năng sống sót và chất lượng cuộc sống nói chung cho bệnh nhân.
Vắc xin được sử dụng kết hợp với hóa và xạ trị. Thử nghiệm lâm sàng cho thấy bệnh nhân không gặp nhiều tác dụng phụ, bớt đau đớn và có thể kéo dài thời gian sống thêm khoảng 11 tháng, một số trường hợp lâu hơn.
Vắc xin Cimavax cũng có tác dụng trong điều trị ung thư não, vòm họng, dạ dày và cổ tử cung. Các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn về tác dụng của sản phẩm này trong điều trị ung thư.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư trên toàn thế giới, chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất ở cả nam và nữ giới.
Các loại ung thư phổi phổ biến nhất là ung thư biểu mô không phải tế bào nhỏ (NSCLC) và ung thư biểu mô tế bào nhỏ (SCLC). NSCLC phổ biến hơn và phát triển chậm, trong khi SCLC ít phổ biến hơn nhưng thường phát triển nhanh.
Ở Việt Nam, ung thư phổi là loại ung thư phổ biến thứ hai ở nam (chỉ sau ung thư gan) và thứ ba ở nữ, điều đáng nói là tỷ lệ ung thư ở nữ ngày càng tăng.
Các yếu tố nguy cơ chính gây ra ung thư phổi bao gồm hút thuốc lá, tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động, tiếp xúc với các chất gây ung thư như amiăng, radon, bụi mịn, khí thải xe cộ, nhiễm trùng vi-rút HPV, HIV hoặc các bệnh phổi mãn tính như viêm phổi, lao, hoặc COPD. Trong đó, Tổ chức WHO nhấn mạnh vai trò của thuốc lá là nguyên nhân chịu trách nhiệm cho khoảng 80% ca mắc ung thư phổi.
Ung thư phổi có thể gây ra triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân hay các triệu chứng tại phổi như đau ngực, khó thở, ho ra máu, viêm phổi tái phát…Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu các triệu chứng trên có thể chưa có, không rõ ràng hoặc người bệnh chỉ đơn giản là phát hiện thông qua khám sức khoẻ.
Phòng ngừa ung thư phổi bao gồm hạn chế hoặc ngừng hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với cá c yếu tố nguy cơ, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và thực hiện khám sức khoẻ định kỳ nếu có nguy cơ cao. Theo các bằng chứng gần đây, có thể ngăn ngừa từ 30% đến 50% số ca tử vong do ung thư nói chung bằng cách giảm bớt hoặc tránh các yếu tố nguy cơ chính, bao gồm tránh các sản phẩm thuốc lá, giảm tiêu thụ rượu, duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp, tập thể dục thường xuyên và giải quyết các yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm trùng.
Quy định về tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vắc xin
Căn cứ tại Thông tư số 34/2018/TT-BYT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng, trong đó người cấp phát, tiếp nhận vắc xin phát phải kiểm tra và lưu giữ thông tin theo mẫu quy định theo Thông tư này tại đơn vị cấp phát. Nếu phát hiện có bất thường về các thông tin liên quan đến vắc xin thì hai bên giao nhận phải lập biên bản về tình trạng thực tế của vắc xin và xử lý theo quy định.
Khi tiếp nhận vắc xin, người tiếp nhận phải kiểm tra và lưu giữ thông tin theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, không tiếp nhận khi có bất thường về thông tin liên quan đến vắc xin.
Vắc xin phải được bảo quản theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 104/2016/NĐ-CP) và các quy định cụ thể sau đây: Vắc xin phải được bảo quản riêng trong thiết bị dây chuyền lạnh, không bảo quản chung với các sản phẩm khác; Sắp xếp vắc xin đúng, vị trí, tránh làm đông băng vắc xin; Bảo đảm vệ sinh khi thực hiện thao tác với hộp, lọ vắc xin.
Thực hiện việc theo dõi nhiệt độ dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin hằng ngày (kể cả ngày lễ, ngày nghỉ) và ghi vào bảng theo dõi nhiệt độ tối thiểu 2 lần/ ngày vào buổi sáng bắt đầu ngày làm việc và buổi chiều trước khi kết thúc ngày làm việc.
Đối với vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng: Ngoài việc thực hiện các quy định tại Thông tư này phải có thiết bị cảnh báo nhiệt độ buồng lạnh, có nhật ký tự động ghi lại nhiệt độ đối với kho bảo quản vắc xin trong tiêm chủng mở rộng của trung ương và khu vực; có nhiệt kế và chỉ thị đông băng điện tử đối với kho hoặc tủ lạnh bảo quản vắc xin của tuyến tỉnh và tuyến huyện; có nhiệt kế đối với tủ lạnh, hòm lạnh hoặc phích vắc xin của tuyến xã.
Trường hợp không đóng gói cùng vắc xin, dung môi có thể được bảo quản ngoài thiết bị dây chuyền lạnh nhưng phải tuân thủ các yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất và đáp ứng các yêu cầu sau: Không được để đông băng dung môi; Phải được làm lạnh từ +2°C đến +8°C trước khi sử dụng 24 giờ để pha hồi chỉnh.
An Dương (T/h)