Bệnh thủy đậu: Sai lầm cực kỳ nguy hiểm trong phòng tránh bệnh

authorTrần Thanh 09:19 10/02/2017

(VietQ.vn) - Bệnh thủy đậu là một trong những bệnh thường gặp, phổ biến nhất ở Việt Nam. Đây là căn bệnh có nhiều biến chứng phức tạp.

Sự kiện: Bệnh nguy hiểm thường gặp

Thủy đậu là một bệnh thường gặp, rất phổ biến ở Việt Nam. Đây là bệnh truyền nhiễm có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em vào các thời điểm giao mùa, nhiều nhất là từ tháng 2 đến tháng 6, cao điểm nhất là hai tháng 3, 4 khi vào hè.

Bệnh thủy đậu có thời gian ủ bệnh khá dài, bệnh có biểu hiện ra bên ngoài trung bình sau 14 ngày bị nhiễm bệnh, có người bị sớm hơn khoảng 10 ngày, những cũng có người phải 20 ngày sau mới có biểu hiện bệnh. Nguyên nhân gây ra bệnh thường do các loại vi khuẩn, virus tác động.

Virus varicella-zoster là tác nhân chính gây ra, nó nằm trong các dịch hầu họng và nước trong các bóng nước. Virus này hoạt động chủ yếu ở những nơi tập trung đông người, gây bệnh ở mọi lứa tuổi, trong đó đa số là ở trẻ em từ 5-9 tuổi, theo ghi nhận của báo Ngày nay.

Bệnh thủy đậu đang có nguy cơ bùng phát trong đợt giao mùa

Bệnh thủy đậu đang có nguy cơ bùng phát vào dịp giao mùa

Bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp, khi người bệnh hắt hơi, sổ mũi, người xung quanh hít phải hay qua các vật dụng có dính dịch hầu họng. Sau 24 giờ đến 7 ngày, khi xuất hiện bóng nước là bệnh nhân có thể lây bệnh cho người khác..

Báo điện tử Sức khỏe cộng đồng cũng ghi nhậnbệnh thủy đậu cũng có thể truyền từ mẹ sang con, nếu người mẹ bị thủy đậu lúc mang thai. Căn bệnh này gây ra nhiều biến chứng phức tạp như nhiễm khuẩn ngoài da, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và hình thể của thai nhi. Mẹ phát bệnh thủy đậu trước khi sinh trước từ 2 đến 5 ngày, thì tỉ lệ tử vong của trẻ có thể lên tới 30 %...

Bệnh thủy đậu không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây nhiễm trùng, để lại sẹo, thậm chí dẫn tới những biến chứng vô cùng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não... Cách tốt nhất là hãy phòng chống thủy đậu ngay từ đầu bằng biện pháp tiêm chủng ngừa bệnh và tránh tiếp xúc với nguồn bệnh, kể cả quần áo, đồ đạc... của người mắc bệnh.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), lưu ý hiện người dân vẫn còn nhiều quan niệm sai lầm trong chăm sóc, điều trị bệnh nhân thủy đậu. Cụ thể:
Nhiều cha mẹ cho rằng khi bé bị thủy đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm, lau rửa cho trẻ. Đây là một sai lầm. Có nhiều trẻ bị biến chứng viêm da bội nhiễm, nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết vì không giữ vệ sinh tốt.
Bác sĩ lưu ý phụ huynh cần giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay cho trẻ để tránh cho việc trẻ gãi ngứa làm nốt phỏng bị vỡ, có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn.
Ngoài ra, cũng không nên mua các loại lá về tắm để cho trẻ nhanh khỏi. Da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng nên rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng.
Cần cho trẻ ăn uống đủ chất, tăng cường sức đề kháng để hạn chế biến chứng. Không cần phải kiêng ăn cho trẻ, chỉ nên kiêng những thức ăn trẻ bị dị ứng để tránh làm cho trẻ ngứa.
Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là chích ngừa vắc xin thủy đậu.
Trần Thanh (t/h)
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang