Tin cảnh báo: Bệnh thủy đậu bùng phát ‘chóng mặt’ nhiều nơi

author 19:03 08/02/2017

(VietQ.vn) - Tin cảnh báo: Bệnh thủy đậu bùng phát ‘chóng mặt’ đầu năm; Nguy cơ gây mù từ kính áp tròng không rõ nguồn gốc; Smart TV theo dõi và bán thông tin người dùng….

La liệt người lớn nhập viện vì dịch thủy đậu sau Tết

Những ngày đầu năm, không chỉ trẻ em mà có rất nhiều người lớn lây và mắc bệnh thủy đậu phải tới bệnh viện thăm khám chữa trị vì lây từ con nhỏ. Bệnh thủy đậu bắt đầu bùng phát và ra tăng số người mắc từ trước Tết. Thời điểm tháng 1/2017 số bệnh nhi mắc bệnh thủy đậu nhập viện điều trị tại các Bệnh viện như Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện da liễu, Bệnh viện E ra tăng đáng kể. Ngoài ra, lác đác có một số người lớn nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại số lượng bệnh nhân là người lớn nhập viện điều trị vì mắc bệnh thủy đậu bất ngờ ra tăng mạnh so với trước đó. Thậm chí có một số người đã tiêm phòng thủy đậu nhưng vẫn mắc bệnh.

Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây, dễ bùng phát thành dịch. Cũng giống như sởi và một số bệnh do virus khác, thủy đậu thường bùng phát vào mùa đông xuân hàng năm, kéo dài cho tới hết mùa xuân. Trẻ em trong độ tuổi từ 2-8 tuổi có nguy cơ mặc bệnh cao nhất. Ngoài ra, người lớn vẫn có thể nhiễm bệnh và lây chéo từ người khác. Đa số người mắc chưa được tiêm vắc xin phòng thủy đậu, tuy nhiên cũng có một số trường hợp đã tiêm vắc xin rồi vẫn mắc bệnh.

Cảnh báo nguy cơ gây mù từ kính áp tròng không rõ nguồn gốc

Kính áp tròng (contact lens) được nhiều người yêu thích, đặc biệt là giới trẻ bởi đây là bí quyết để có đôi mắt to, đẹp long lanh, có thể thay đổi màu mắt tạo ấn tượng với đối phương. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng kính áp tròng có thể người dùng sẽ gặp phải những bệnh về mắt, thậm chí gây mù lòa.

Theo Bệnh viện Mắt Trung ương, để hạn chế tác hại từ việc đeo kính áp tròng, người dân cần chọn kính có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín, tốt nhất là chọn sản phẩm có giấy chứng nhận của Bộ Y tế. Người dùng có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa mắt để có cách sử dụng, bảo quản kính áp tròng đúng cách.

Tin cảnh báo: Mặc quần jean bó sát có thể gây tổn thương cơ quan sinh sản(VietQ.vn) - Tin cảnh báo: Nhiễm vi khuẩn chết người từ thói quen ăn uống của người Việt; Những nguy cơ khi mặc quần jean bó; Chocolate Mỹ nguy cơ gây dị ứng bị thu hồi trước ngày Lễ Tình nhân….là những tin cảnh báo nổi bật nhất trong ngày.

Người dân nên sử dụng dung dịch rửa kính chất lượng, không nên tự chế hay dùng các loại nước chưa tiệt trùng như nước cất, nước muối, nước máy ...; luôn rửa sạch tay trước khi đeo kính; sử dụng thuốc nhỏ mắt khi đeo kính áp tròng để mắt không bị khô.

Đặc biệt, người dân không được để kính áp tròng tiếp xúc với nước bọt hay để vào miệng vì vi khuẩn trong nước bọt sẽ thâm nhập vào mắt; không đeo kính áp tròng khi trời mưa, đi bơi, đi lặn, đi ngủ; không nên đeo kính áp tròng cả ngày. Khi mắt bị viêm nhiễm, người dân tuyệt đối không tiếp tục sử dụng kính áp tròng ...

Smart TV theo dõi và bán thông tin người dùng

Theo Washington Post, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đã kết luận đầu tháng này rằng nhà sản xuất Vizio đã sử dụng 11 triệu chiếc TV để theo dõi khách hàng của mình. Công ty buộc phải trả 2,2 triệu USD để giải quyết hậu quả khi cơ quan chức năng tố cáo hãng bí mật thu thập, bán dữ liệu người dùng.

Với sự bùng nổ của các thiết bị thông minh, người dùng đứng trước các mối lo rằng những sản phẩm này có thể lấy thông tin và gửi về nhà sản xuất. FTC cho biết trường hợp của Vizio là một ví dụ về phương thức mà một nhà sản xuất TV hay những thiết bị thông minh khác lấy được dữ liệu người dùng.

Về phía mình, nhà sản xuất không thừa nhận nhưng cũng không phủ nhận việc làm sai trái. Vizio cho rằng họ không bao giờ lấy thông tin xác định danh tính, nhưng sử dụng dữ liệu để đo lường khán giả hoặc hành vi. Nhưng với phán quyết của FTC, Vizio sẽ phải xóa tất cả thông tin đã thu thập trước đó, đồng thời phải đưa ra cảnh báo nổi bật để người dùng biết khi xin lấy thông tin.

Năm 2015, Samsung cũng bị cáo buộc theo dõi người dùng trên Smart TV của hãng. Công ty điện tử Hàn Quốc sau đó phủ nhận và cho biết tính năng nhận lệnh giọng nói trên TV của hãng chỉ thu thập dữ liệu nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ và được mã hóa an toàn trước khi gửi đi.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang