Bị buộc di dời khẩn cấp, lãnh đạo du thuyền Potomac lên tiếng

authorKhánh Hồng 12:10 17/02/2017

(VietQ.vn) - Liên quan đến quyết định cấm kinh doanh trên Hồ Tây, lãnh đạo du thuyền Potomac chia sẻ, nếu thành phố không cho hoạt động thì nên có chính sách hợp lý đền bù thiệt hại cho các doanh nghiệp.

Tại cuộc họp giữa UBND phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội với các doanh nghiệp du thuyền Hồ Tây vào sáng 16/2, UBND phường Thụy Khuê đã yêu cầu các doanh nghiệp phải di dời nhà thuyền trước 20/2.

Trước quyết định này, trao đổi với báo CAND, ông Nguyễn Ngọc Vượng, Giám đốc Công ty Potomac, cho biết, công ty được thành phố cho phép hoạt động 30 năm nên đã đầu tư số tiền lớn vào đóng du thuyền với đầy đủ đăng ký, đăng kiểm; hiện công ty tạo việc làm cho hơn 50 lao động, hàng năm đóng đầy đủ các loại thuế, phí. Vì vậy nếu thành phố không cho hoạt động thì nên có chính sách hợp lý đền bù thiệt hại cho các doanh nghiệp.

bi-buoc-di-doi-khan-cap-lanh-dao-du-thuyen-potomac-noi-gi

 Các nhà thuyền Hồ Tây đồng loạt lên tiếng trước yêu cầu buộc di dời khẩn cấp. Ảnh: CAND

Trên báo An Ninh Thủ Đô, đại diện Công ty CP sông Potomac cho biết thêm, từ ngày 9/2, thực hiện yêu cầu của phường Thụy Khuê, Công ty đã tháo dỡ một phần cầu dẫn và sẵn sàng thực hiện chủ trương tháo dỡ của phường trước ngày 20/2 tới đây. Song, Công ty cũng mong phường Thụy Khuê báo cáo quận Tây Hồ hỗ trợ doanh nghiệp một phần kinh phí, vì doanh nghiệp có ký hợp đồng sử dụng mặt nước, có đóng thuế phí hàng năm và đã đầu tư một số tiền lớn.

Cũng trên báo CAND, ông  Đỗ Việt Anh – Phó Giám đốc Công ty TNHH Nhuận Mai, khẳng định rằng tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trên mặt nước Hồ Tây đều được cấp phép đầy đủ. Công ty Nhuận Mai đã hoạt động tại khu vực này 25 năm và đều đóng đầy đủ các loại thuế phí, bao gồm cả phí sử dụng mặt nước, vệ sinh môi trường; giấy phép hoạt động giờ vẫn còn hạn; tàu cũng đang còn hạn đăng kiểm. Nay thành phố có chủ trương di dời, doanh nghiệp sẵn sàng ủng hộ.

“Tuy nhiên, thành phố cần định giá và bồi thường cho các doanh nghiệp chứ như thế này chúng tôi chắc chắn không thoát khỏi tình trạng phá sản bởi đến thời điểm này, chúng tôi đã đầu tư vào đây gần 100 tỷ đồng, giờ chỉ mong thành phố hỗ trợ 40- 50%”, CAND dẫn lời ông Việt Anh cho hay.

Theo thống kê, quận Tây Hồ hiện có 13 đơn vị kinh doanh, hoạt động tại khu vực hồ Tây. Phương tiện thủy hoạt động trên hồ Tây gồm nhiều chủng loại, kích thước đa dạng với: 8 tàu du lịch, một tàu thể thao; 13 xuồng máy (cano); 10 thuyền chèo tay; 115 vịt đạp nước; 3 bến đợi, 4 nhà nổi, 9 sàn nổi, phao nổi; 16 cầu dẫn, sàn cứng (không có thiết kế, đăng kiểm).

Theo VOV, những chủ doanh nghiệp này đang đứng trước nguy cơ bị thiệt hại tiền tỷ khi Hồ Tây đóng cửa. Giới kinh doanh bị ảnh hưởng ở Hồ Tây cho rằng thiếu hài hòa lợi ích Nhà nước và doanh nghiệp, đạt lý nhưng cũng phải thấu tình.

Doanh nghiệp đồng tình với chủ trương của thành phố và nghiêm chỉnh chấp hành. Hiện, doanh nghiệp đang phải làm báo cáo tài chính thuê công ty thẩm định tài chính để trình thành phố xem xét, nguyện vọng bù đắp thiệt hại cuối cùng. Trong số này có tàu được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh là 30 năm.

So sánh kích cỡ của iPhone 7 với loạt smartphone 'khủng'(VietQ.vn) - Cùng xem khi đặt cạnh nhau, các ‘siêu phẩm’ Huawei P10 cạnh iPhone 7, Galaxy S7 edge có sự khác biệt như thế nào về kích thước?

Trong ngày 16/2, phóng viên Báo CAND đã liên hệ với lãnh đạo UBND quận Tây Hồ đặt vấn đề về đề xuất hỗ trợ kinh phí của các doanh nghiệp, đại diện đơn vị này cho biết quận không được giao nhiệm vụ này; quận chỉ thực hiện nhiệm vụ đúng theo chỉ đạo của thành phố.

Trước đó, thành phố Hà Nội yêu cầu UBND quận Tây Hồ trong quý I/2017, chấm dứt hoàn toàn hoạt động kinh doanh dịch vụ, văn hóa, thể thao du lịch, vui chơi giải trí, nuôi trồng, khai thác thủy sản trong phạm vi quản lý hồ Tây.

Khánh Hồng (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang