Bình Định tiếp tục bắt được bọ xít hút máu người

author 15:47 28/08/2012

(VietQ.vn) - Sau khi chúng tôi đăng tải về việc gia đình Trần Thị Kim Cúc (TP. Quy Nhơn Bình Định) bắt được bọ xít hút máu người vào tối 26/8 thì tối ngày hôm sau, gia đình lại tiếp tục phát hiện ra bọ xít này. Sự việc khiến người dân ở đây hết sức hoang mang.

 (VietQ.vn) - Sau khi chúng tôi đăng tải về việc gia đình Trần Thị Kim Cúc (TP. Quy Nhơn Bình Định) bắt được bọ xít hút máu người vào tối 26/8 thì tối ngày hôm sau, gia đình lại tiếp tục phát hiện ra bọ xít này. Sự việc khiến người dân ở đây hết sức hoang mang.

Như vậy, liên tiếp hai buổi tối gia đình chị Cúc phát hiện và bắt được 2 con bọ xít hút máu người.

“Không biết sao nữa mà bọ xít lại xuất hiện liên tục hai buổi tối liên tục như vậy. Cả nhà hiện rất hoang mang và lo lắng.” – chị Cúc nói.

Con bọ xít thứ 2 hiện được bàn giao cho Khoa Côn trùng - Viện Sốt rét Quy Nhơn
Con bọ xít thứ 2 hiện được bàn giao cho Khoa Côn trùng - Viện Sốt rét Quy Nhơn

Con bọ xít được bà Liên bắt được vẫn còn sống và được đựng cẩn thận trong bì nilon. Đến 9 giờ sáng ngày 28/8, con bọ xít này cũng được chuyển giao cho Khoa Côn trùng, thuộc Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế) để tiếp tục nghiên cứu.

Tiến sỹ Nguyễn Xuân Quang – Trưởng Khoa Côn trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn, cho biết: “Trên địa bàn TP. Quy Nhơn, năm 2010 đã ghi nhận tình trạng bọ xít chích đốt người. Còn đối với con bọ xít mà chị Cúc bắt được tại nhà tối ngày 26.8 chúng tôi đã làm xét nghiệm và khẳng định đó đúng là loài bọ xít hút máu người, tuy nhiên thời gian quá ngắn nên chúng tôi chưa phân loại kịp là bọ xít có tên khoa học là gì và có lây truyền bệnh hay không”.

Khi tiếp nhận con bọ xít mà bà Liên bắt được tối qua, thạc sỹ Hồ Việt Hiếu – nghiên cứu viên Khoa Côn trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn, dùng kính phóng đại quan sát khẳng định ngay rằng: “Đây đúng là con bọ xít hút máu người giống như con bọ xít bắt tối trước đó (26.8), trong bụng đói không có máu. Đây cũng là loại bọ xít có nguồn gốc từ Trung – Nam Mỹ di cư sang Châu Á và nước ta bằng đường du lịch. Loại bọ xít này có tuổi thọ rất lâu từ 1 – 2 năm, đặc biệt trong vòng 20 ngày không cho nó ăn uống bất cứ thứ gì thì nó vẫn sống được. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu hai con bọ xít này để xác định có lây truyền mầm bệnh gây bệnh hay không.”

Tiến sỹ Nguyễn Xuân Quang cho biết thêm: “Tối ngày 28.8, chúng tôi sẽ cử vài cán bộ xuống nhà chị Cúc để điều tra nhỏ về sự xuất hiện của bọ xít hút máu người này”.

Bài, ảnh: Phi Hùng

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang