Bộ trưởng Nông nghiệp: 'Thừa thịt lợn không phải là lỗi của nông dân'

author 11:42 13/06/2017

(VietQ.vn) - Theo Bộ trưởng Nông nghiệp: “Nông dân thì họ phải làm ăn, sản xuất, mà trách nhiệm trước tiên là của ngành nông nghiệp, chứ không phải ai khác”.

Sự kiện: Cảnh báo ô tô xe máy

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường là người đầu tiên đăng đàn tại phiên chất vấn của Quốc hội kỳ này.

ĐB Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) nêu vấn đề, hiện trạng ngành chăn nuôi đang diễn ra nhiều bất cập, trong đó đáng chú ý, là số lượng con lợn hiện vẫn chưa đạt đến quy hoạch của ngành song thực tế thời gian qua nông dân quá mất mát vì sự xuống dốc của giá do dư thừa?

Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Lan (Bắc Ninh) nhìn nhận, trước tình hình ngành chăn nuôi lợn và thức ăn chăn nuôi gặp khó khi cung vượt cầu, người sản xuất đã lỗ đến 50% chi phí, Bộ đã có các giải pháp để giải quyết vấn đề này trong ngắn hạn. Vậy đâu ra giải pháp căn cơ để giải quyết triệt để vấn đề này. Làm thế nào để điệp khúc "được mùa mất giá và được giá mất mùa" sẽ được giải quyết triệt để.

ĐB Trần Dương Tuấn (Bến Tre): Dự báo từ kỳ họp này đến kỳ họp tháng 6 năm 2018, còn xảy ra trường hợp nào sẽ kêu gọi xã hội tham gia giải cứu như vừa qua, nếu có tên gọi của mặt hàng nông sản đó là gì để bà con chuẩn bị tinh thần. Đâu là giải pháp căn cơ đê giải quyết?

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn

Đầu tiên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường xin chia sẻ với người chăn nuôi trước việc lợn xuống giá. Về câu chuyện thừa thịt lợn, theo Bộ trưởng Cường có 2 nguyên nhân chính. Một là sức sản xuất tăng trưởng quá nhanh, 10 năm trước số lượng lợn của nước ta thấp nhất trong ASEAN, số lợn nái khoảng 2 triệu con, bây giờ đã là 4,2 triệu con.

Hai là, cơ cấu thực phẩm bây giờ cũng khác. Trước đây, trong bữa ăn chủ yếu là thịt lợn còn bây giờ bất cân đối khi mà cơ cấu bữa ăn đã khác với nhiều thức ăn.

Bộ trưởng Nông nghiệp đưa ra thêm một số nguyên nhân khác cũng tác động đến hiện trạng của ngành chăn nuôi thời gian qua. Đó là tổ chức ngành chăn nuôi của chúng ta còn bất hợp lý khi mà có đến mấy triệu hộ nông dân chăn nuôi. Khâu liên kết chăn nuôi cũng thấp, chế biến thì quá kém, đơn vị chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Tiếp đến là khâu tổ chức thị trường, thực phẩm Việt Nam còn quá yếu. Thịt lớn mới xuất khẩu được 3 nước. Chủ yếu ngoại thương tiểu ngạch sang Trung Quốc.

“Thừa thịt lợn không phải là lỗi của nông dân, nông dân thì họ phải làm ăn, sản xuất, mà trách nhiệm trước tiên là của ngành nông nghiệp, chứ không phải ai khác, nhưng là một đoàn tàu phát triển mới làm được một khoang, còn 2 khoang chưa làm xong nên mọi việc phải từng bước”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Về việc đàm phán với thị trường Trung Quốc, Bộ trưởng Cường cho biết: Bộ đã cử một đồng chí Thứ trưởng 2 lần sang đàm phán với phía bạn và 2 bên đã trao các chứng nhận cho nhau để xem, các bên cần những điều kiện gì. Đồng thời, Bộ NNPTNT cũng đã mời FAO làm trung gian để chứng minh cho phía Trung Quốc, phía chúng ta đang làm tốt công tác kiểm soát dịch bệnh.

Nói thêm vấn đề ĐBQH nêu lên, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng đúng như khẳng định của Bộ trưởng Bộ NN – PTNT, tốc độ tăng trưởng của đàn lợn trong thời gian qua là rất nhanh.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, chăn nuôi lợn vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng nếu làm tốt hơn công tác thị trường thì sẽ tốt hơn.

“Có hai vấn đề cần phải giải quyết là thuế suất và thương mại. Chúng ta phải mở cửa được hai cái đó. Hiện chúng ta đã mở cửa được thuế suất, có dư địa để xuất khẩu. Song hàng rào kỹ thuật chúng ta chưa đáp ứng được”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Cũng theo Bộ trưởng Công thương, hai năm qua, hai Bộ đã có nhiều đoàn đi đàm phán với Trung Quốc để tìm đầu ra cho nông sản. Phía Trung Quốc họ đề nghị để thông quan được hàng rào kỹ thuật. Nghĩa là phải có các vùng sản xuất đảm bảo hàng rào kỹ thuật như vùng sản xuất không bị nhiễm dịch bệnh. Để có được một sản phẩm như thế phải mất 3 năm, cần có sự quy hoạch đảm bảo.

H.NGUYÊN

‘Không ai dí súng vào đầu ép bà con nông dân phải trồng dưa hấu’(VietQ.vn) - Không ai dí súng vào đầu ép bà con nông dân miền Trung trồng dưa và bán cho thương lái Trung Quốc, vậy tại sao người khác lại đi gánh hậu quả khi nông dân kinh doanh thua lỗ?
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang