Cách điều trị bệnh vẩy nến hiệu quả và nhanh chóng

author 14:31 30/11/2014

(VietQ.vn) - Mới đây, bé Nguyễn Đình Kỳ, 14 năm chung sống với căn bệnh vẩy nến trong một gia đình nghèo ở Thiệu Nguyên, Thanh Hóa đã được các nhà hảo tâm và 1 phòng khám đưa ra Hà Nội để điều trị bệnh. Theo PGS-TS. Phạm Văn Hiển, Nguyên Viện trưởng Viện da liễu TW, Cố vấn chuyên môn về bệnh vẩy nến cho một phòng khám ở Hà Nội đã chuẩn đoán em là bệnh nhân vẩy nến tiêu biểu cho vẩy nến thể mủ hiện trạng bệnh tình của em rất nặng nhưng sẽ được chữa hiệu quả.

Điều trị thuốc tây khiến bệnh càng tái phát nặng

Nhờ sự giúp đỡ của những nhà hảo tâm, ngày 28/11, em bé Nguyễn Đình Kỳ đã được đưa ra Hà Nội để chuẩn bị chỗ ăn chỗ ở và điều trị. Để tiện chăm sóc cho cháu, bố mẹ cháu là anh Nguyễn Đình Diệu và chị Lê Thị Lan đều cùng con lên Hà Nội. Anh Diệu xúc động chia sẻ “Tôi lấy vợ khá muộn nên khi sinh đứa con đầu lòng là cháu Kỳ (năm 2001)  khỏe mạnh, bụ bẫm, cả gia đình đều mừng vui. Thế nhưng niềm vui chẳng đầy gang tay, đến 8 tháng tuổi, cháu bị sốt nặng dẫn đến co giật. Sau cơn sốt, trên đầu cháu lấm tấm những nốt như rôm trên đầu. Vài tháng sau, các nốt đó lan ra thành mảng rộng khắp cơ thể, tôi đưa cháu đi khám và chữa tại nhiều bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh nhưng bệnh không thuyên giảm”.

2 Bố con cháu Kỳ

Hễ nghe ai mách thuốc nào tốt có thể chữa khỏi bệnh cho con, từ thuốc tây, thuốc dân tộc, thuốc bôi, uống… anh Diệu đều cố gắng vay mượn làng xóm, lặn lội đưa con đi điều trị. Đến năm 2 tuổi, cháu được điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa và uống thuốc suốt một thời gian dài. Làn da cháu dần có dấu hiệu hồi phục nhưng sau một cơn sốt, bệnh của cháu càng tái phát nặng hơn và cơ thể có dấu hiệu kháng thuốc.

Sau đó, gia đình đưa cháu ra Bệnh viện Bạch Mai để điều trị. Đến năm 5 tuổi, 10 tuổi , 14 tuổi, cháu đã trải qua nhiều quá trình điều trị, tiêm thuốc sinh học tại Viện Da liễu Quốc gia. Hoàn cảnh của gia đình cháu rất khó khăn, bố mẹ làm nông và kiếm thêm thu nhập từ nghề thợ hồ nhưng phải nuôi đến 9 miệng ăn, dưới cháu Kỳ còn ba em nhỏ, người bà cô già cả không chồng, chú của Kỳ còn bị bệnh tâm thần đã nhiều năm nay.

Thương con, bao nhiêu tiền của trong gia đình cũng dồn hết vào những chuyến đi và những ngày dài chờ đợi ở bệnh viện trên Hà Nội. Mỗi lần chữa trị, anh phải vay mượn hàng xóm, họ tộc từ 10 – 15 triệu đồng. Số tiền không hề nhỏ đối với một gia đình bần nông. Thế nhưng, hi vọng để chữa lành bệnh cho cháu dường như là không thể khi căn bệnh của Kỳ vẫn tái phát mạnh sau mỗi lần sử dụng thuốc tây y, tiêm thuốc sinh học.

Sau ba tháng làn da của bé sẽ phục hồi

Nhận được thông tin về hoàn cảnh và căn bệnh của cháu, anh Nguyễn Văn Bền đã liên hệ với một số người bạn tài trợ kinh phí để gia đình đưa cháu đi ra Hà Nội điều trị. Người đại  một phòng khám ở Hà Nội cho biết “ Tuy là một người không chuyên về nghiên cứu Da liễu và Dược học, nhưng anh đã tìm được một phác đồ điều trị chữa trị bệnh vẩy nến được các chuyên gia hàng đầu Việt Nam về da liễu đánh giá là rất hiệu quả.

PGS-TS. Phạm Văn Hiển, Nguyên Viện trưởng Viện da liễu TW đang khám bệnh cho cháu Kỳ

Anh cho biết “Tôi vốn là một cán bộ nghiên cứu khoa học. Mặc dù không phải là bác sĩ da liễu nhưng tôi đã có “cơ duyên” tìm được một phác đồ điều trị này nhờ quá trình tự mày mò, nghiên cứu điều trị cho một người bạn rất thân bị vẩy nến đã nhiều năm nay. Thương bạn, cảm thông với những bệnh nhân bị căn bệnh vẩy nến “không lây, không chết, không hết” bị xã hội kỳ thị, phải sử dụng nhiều loại thuốc Tây đắt đỏ mà bệnh vẫn tái phát, tôi đã quyết tâm tìm ra phác đồ điều trị chiết xuất từ các thảo dược”.

Nói thêm về công trình chữa bệnh vẩy nến bằng thuốc Đông y, anh cho biết, nhiều giáo sư, tiến sĩ dành cả cuộc đời nghiên cứu về thuốc chữa bệnh vẩy nến nhưng đều chưa tìm ra phác đồ điều trị hiệu quả vì căn bệnh này đã tìm ra nhiều căn nguyên, mà căn nguyên chính là tự miễn nhưng chưa ai tìm ra phác đồ điều trị hữu hiệu để chữa dứt điểm. Ban đầu, PGS.TS Phạm Văn Hiển, Nguyên Viện trưởng Viện da liễu TW, Nguyên Chủ tịch Hội da liễu Việt Nam nghe bạn tôi trình bày về phác đồ điều trị chữa bệnh vẩy nến này rất hiệu quả cũng đã tỏ ra hồ nghi. Là người hàng chục năm nghiên cứu về căn bệnh vẩy nến và có 46 năm trong nghề chữa trị các bệnh về da liễu có một người cháu cũng đang mắc bệnh vẩy nến mà chính ông chữa trị bằng thuốc Tây y cho chị 17 năm không khỏi, ông Hiển đã đồng ý cho chúng tôi áp dụng liệu pháp chữa trị này trên chính cơ thể cháu mình.

“Tôi đã thăm khám cho hàng trăm bệnh nhân mắc căn bệnh vẩy nến này nhưng đều phải thừa nhận, bệnh chưa có thuốc chữa dứt điểm. Nguy hiểm hơn càng chữa bằng thuốc Tây y, bệnh càng tái phát nặng hơn. Một số bác sĩ có thể dùng cho bệnh nhân thuốc điều trị tại chỗ chứa axit salicylic, các thuốc corticoid, thuốc điều trị toàn thân có tác dụng ức chế miễn dịch như: methotrexat, cyclosporin… Nguy hiểm hơn, các thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ trên gan, thận, tụy, dạ dày, làm vẩy nến càng dễ chuyển sang thể nặng hơn. Tuy nhiên, tôi cũng rất bất ngờ với liệu pháp điều trị bằng y học cổ truyền này. Tôi đánh giá đây là liệu pháp điều trị vẩy nến hiệu quả nhất hiện nay, cháu tôi và hàng trăm bệnh nhân khác đã được liệu pháp điều trị này chữa lành và sau khi làm các xét nghiệm da liễu, bệnh chưa có dấu hiệu tái phát lại và đặc biệt không có tác dụng phụ”, PGS.TS Phạm Văn Hiển cho biết.

Thăm khám trường hợp của cháu bé Nguyễn Đình Kỳ, vị PGS. TS này đánh giá, cháu vốn chỉ bị vẩy nến ở thể thông thường nhưng do chữa trị bằng nhiều loại thuốc tây, đặc biệt là thuốc có chứa hàm lượng corticoid cao, bệnh đã tái phát nặng thành vẩy nến thể mủ - thể nặng nhất của bệnh vẩy nến. Nguy hiểm hơn, các vết vẩy đã đóng bám dày trên cơ khớp tay chân khiến cháu căng cơ, phù nề khó đi lại có thể ảnh hưởng đến các khớp chân. Trường hợp gia đình nghèo như cháu rất may đã được các nhà hảo tâm giúp đỡ và sẽ được điều trị “đúng thầy đúng thuốc”.

Về phương pháp điều trị vẩy nến thể mủ cho cháu Kỳ, PGS. TS Hiển chuẩn đoán, trước khi bôi thuốc Đông y trị vẩy nến, cháu cần được đưa đi xét nghiệm các chỉ số về chức năng Gan, thận, tụy, viêm gan B…. Người nhà cũng cần thường xuyên xoa bóp khớp tay chân để phục hồi chức năng đi lại cho cháu. Tùy theo thể trạng trẻ nhỏ dễ lành da, tác giả của bài thuốc chữa vẩy nến này và PGS. TS Phạm Văn Hiển đều nhận định chỉ sau 3 tháng điều trị, cháu có thể lành bệnh và làn da sẽ trở lại bình thường. Nhưng để chữa dứt điểm cần phải dùng thuốc uống dạng viên thêm 6 tháng đến một năm cũng của phòng khám đông y này.

Xung quanh câu chuyện điều trị bệnh vẩy nến hiện đang được nhiều bệnh nhân quan tâm, chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật những trường hợp các bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh vẩy nến ở phòng khám tại Hà Nội cũng như trò chuyện với 'nhà khoa học' đã sáng chế ra loại thuốc đặc trị vẩy nến có hiệu quả này.

Đình Bình

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang