Cách lựa chọn dây, cáp điện theo đúng quy chuẩn giúp sử dụng an toàn, tiết kiệm điện
Bác bỏ thông tin Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu với 74 mã số vùng trồng
ESG - Tiêu chí phát triển bền vững của tổ chức
Tem truy xuất nguồn gốc mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và xã hội
Cách chọn dây, cáp điện chuẩn và an toàn nhất
Lựa chọn dây điện, cáp điện chuẩn sẽ giúp người tiêu dùng không chỉ tiết kiệm điện mà còn giúp bảo vệ thiết bị sử dụng được lâu hơn. Ngoài ra còn giảm thiểu khả năng gây cháy nổ do chập điện, hở mạch ….
Đầu tiên, khi lựa chọn bất cứ sản phẩm dây, cáp điện nào, người tiêu dùng đều phải kiểm tra về hình thức của nó. Đó là kiểm tra về việc ghi nhãn. Cụ thể tại Thông Tư 21 (Thông Tư Ban hành sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn thiết bị điện và điện tử) Khoản 2.10 mục b có nêu rõ: Chọn dây điện và cáp điện chuẩn sẽ giúp người tiêu dùng không chỉ tiết kiệm điện mà còn giúp bảo vệ thiết bị sử dụng được lâu hơn.
Quy chuẩn trên cũng quy định việc ghi nhãn trên dây và cáp điện phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau: Phải nêu xuất xứ và dấu hiệu nhận biết dây và cáp bao gồm cấp điện áp, vật liệu ruột dẫn và cách điện, tiết diện và ký hiệu mã/chủng loại; Nội dung ghi nhãn phải không dễ tẩy xóa, rõ ràng và dễ phân biệt; Khoảng cách giữa các điểm của lần bắt đầu ghi nhãn này đến điểm bắt đầu của lần ghi nhãn tiếp theo phải theo quy định của tiêu chuẩn công bố. Nếu tiêu chuẩn không quy định, khoảng cách này không được lớn hơn 1.000 mm, hoặc khoảng cách giữa điểm kết thúc của một lần ghi nhãn hoàn chỉnh và điểm bắt đầu của lần ghi nhãn tiếp theo không vượt quá 550mm.
Lựa chọn dây, cáp điện nên áp dụng theo quy chuẩn quốc gia để đảm bảo an toàn, tiết kiệm điện. Anh minh họa
Ngoài ra ghi nhãn phải tuân thủ quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. Đối với sản phẩm dây và cáp điện có điện áp dưới 50V quy định như sau: Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu dây và cáp điện có điện áp dưới 50V phải công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm dây và cáp điện. Ghi nhãn trên dây và cáp điện phải ghi rõ cấp điện áp tương ứng”.
Khi lựa chọn bất cứ sản phẩm dây, cáp điện nào, người tiêu dùng đều phải kiểm tra về hình thức của nó. Như vậy, đối với những loại dây, cáp điện không có đầy đủ các thông tin trên người tiêu dùng nên cảnh giác và tuyệt đối không mua những loại dây, cáp điện này.
Ngoài ra, đối với từng loại sản phẩm cụ thể sẽ có những cách phân biệt khác nhau. Cụ thể, dây điện bọc nhựa PVC có điện áp danh định đến và bằng 450/750V phải phù hợp với quy định tại TCVN 6610-1:2007 (IEC 60227-1: 1998); Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750 phải phù hợp với TCVN 6610-3:2000 (IEC 60227-3: 1997); Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V phải phù hợp với TCVN 6610-4:2000 (IEC 60227-4: 1992, Adm.1:1997); Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V phải phù hợp với TCVN 6610-5:2007 (IEC 60227-5:2003).
Cách đọc thông số dây cáp điện
Việc nắm được cách đọc thông số dây cáp điện là việc làm rất quan trọng. Vì khi nắm được thông số sẽ giúp cho người lắp đặt cũng như người tiêu dùng sẽ dễ dàng lựa chọn đúng kích cỡ dây phù hợp với công suất làm việc. Đây là kiến thức được rất nhiều người làm trong lĩnh vực điện cũng như ngoài lĩnh vực rất quan tâm. Bởi mỗi loại dây cáp sẽ có thông số kĩ thuật khác nhau, từ đó cách đọc thông số cũng khác nhau.
Trước khi đọc được các thông số trên nhãn dây, cáp điện thì phải tìm hiểu được cấu trúc của một dây cáp điện sẽ gồm có các thành phần cơ bản nào. Hiện nay, các loại dây và cáp điện trên lưu hành trên thị trường thường có cấu trúc như sau: Ruột dẫn, lớp cách điện, chất độn, lớp vải băng, lớp vỏ bọc bên trong, lớp giáp kim loại bảo vệ, lớp vỏ bọc bên ngoài. Trong đó:
Ruột dẫn điện: Được làm từ đồng hoặc nhôm.
Lớp cách điện: PVC, XLPE, PE...
Chất độn: Sợi PP (Polypropylen).
Băng quấn: Băng không dệt.
Lớp vỏ bọc trong: PVC hoặc PE.
Giáp kim loại bảo vệ: DATA, DSTA, SWA…
Lớp vỏ bọc ngoài: PCV, PE hoặc HDPE…
Thông thường nhãn trên dây cáp điện được nhà sản xuất công bố thông tin như sau: tên nhà sản xuất / kí hiệu dây/ số lõi x tiết diện dây ( số sợi/đường kính sợi)/ điện áp làm việc/ nhiệt độ làm việc của cáp/ tên tiêu chuẩn áp dụng/ năm sản xuất.
Ví dụ: Dây điện trên nhãn dây ghi: ABC- VCmd 2x1,0 ( 2x32/0,20)- 0,6/1kV- AS/NZS 5000.1- 2020 thì được hiểu như sau:
ABC: Tên nhà sản xuất.
VCmd: Dây đôi mềm dẹt.
2x1,0: Dây 2 lõi, mỗi lõi có tiết diện là 1,0mm2.
(2x32/0,20): Dây 2 lõi, mỗi lõi có 32 sợi, đường kính mỗi sợi là 0,20mm.
0,6/1kV: điện áp làm việc của dây.
AS/NZS 5000.1: Tiêu chuẩn áp dụng thử nghiệm của dây.
2020: Năm sản xuất dây.
Dây cáp trên nhãn dây ghi: Cu/XLPE/PVC (3x25+1x16)mm2 thì được hiểu như sau: Cáp Cu nghĩa là cáp đồng; XLPE nghĩa là lớp cách điện giữa các pha của cáp là chất cách điện XLPE. PVC cũng là một chất cách điện, nhưng nó bọc ở bên ngoài lớp XLPE; (3x25+1x16)mm2 nghĩa là cáp có 4 ruột trong đó 3 ruột có kích thước bằng nhau và có mặt cắt là 25mm2, 1 ruột có kích thước là 16mm2.
An Dương