Cách mạng công nghiệp 4.0: Giáo dục chủ động chuyển mình

author 11:38 15/07/2020

(VietQ.vn) - Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi giáo dục phải thay đổi cả tư duy kiến thức, kỹ năng mới, khả năng sáng tạo, thích ứng… Vì thế, giáo dục cần chuyển mình thành hoạt động truyền cảm hứng và định hướng cho người học, thay vì chỉ chia sẻ giao lưu kiến thức như truyền thống.

Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, gây tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong kỷ nguyên số hóa, giáo dục đại học sẽ thay đổi sâu rộng từ môi trường giáo dục, vai trò của người dạy, người học đến phương pháp dạy học.

Do đó, để đổi mới giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, cần nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về phát triển giáo dục; đổi mới chương trình và phương thức đào tạo; áp dụng công nghệ vào quá trình giảng dạy; đổi mới mô hình liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.

Giáo dục chủ động thay đổi, thích ứng với CMCN 4.0

Chất lượng Việt Nam online đã có những trao đổi nhanh với bà Nguyễn Thị Hồng Nhung, Giám đốc Học viện FPT Japan về vấn đề này!

CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, tác động tới mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Theo bà, ngành giáo dục sẽ hưởng lợi gì từ việc áp dụng những thành tựu to lớn của 4.0 vào việc nghiên cứu, giảng dạy?

CMCN 4.0 đem đến nhiều cơ hội, hình thức mới cho giáo dục nói riêng và các ngành, lĩnh vực khác. Đối với giáo dục, học sinh, sinh viên có thể học trực tuyến ở mọi nơi, chỉ cần internet.

Đối với thầy, cô giáo, ứng dụng của 4.0 cũng là phương tiện hỗ trợ quá trình tìm kiếm nội dung giảng dạy. Đồng thời, công nghệ hiện đại sẽ là công cụ giúp truyền tải nội dung, tương tác giữa thầy và trò dễ dàng hơn. Chính vì sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là thành tựu CMCN 4.0, mà con người tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng, hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, CMCN 4.0 cũng tạo ra thức thách thức đối với giáo dục. Đánh giá của bà về khía cạnh này như thế nào?

Những thành tựu vượt bậc của CMCN 4.0 dù đem đến nhiều cơ hội, song cũng có những thách thức đòi hỏi giáo dục phải thay đổi cả tư duy kiến thức, kỹ năng mới, khả năng sáng tạo, thích ứng… vì thế, giáo dục cần chuyển mình thành hoạt động truyền cảm hứng và định hướng cho người học, thay vì chỉ chia sẻ giao lưu kiến thức như truyền thống.

Vậy, theo bà, chúng ta cần làm gì để thúc đẩy giáo dục phát triển trong bối CMCN 4.0?

Để thích ứng và phát huy tốt hiệu quả của giáo dục trong bối cảnh công nghệ phát triển, cần tiếp tục gia cố những yếu tố nền móng, đổi mới tư duy về phát triển giáo dục trong tổng thể chiến lược phát triển của quốc gia. Trong đó, chú trọng đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Khuyến khích phát triển thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao; thị trường sản phẩm khoa học công nghệ phải phản ánh đầy đủ quan hệ cung - cầu, qua đó, làm căn cứ hoạch định chiến lược và chính sách.

Bên cạnh đó, các trường đại học cần tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ nghiên cứu, thu hút cán bộ giỏi, các chuyên gia trong và ngoài nước hợp tác với nhà trường. Đổi mới cơ chế quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trong đó xây dựng đội ngũ giáo viên là khâu then chốt…

Hiện nay, KPI đang là chỉ tiêu đánh giá năng lực, hiệu quả hoạt động của các ngành nghề. Vậy, tại Học viện FPT Japan, KPI được áp dụng, triển khai như thế nào? Hiệu quả thực hiện ra sao?

Chúng tôi áp dụng triệt để KPI vào từng công đoạn trong hoạt động vận hành trường. Chỉ số kết quả đầu ra của học viên là 1 KPI quan trọng đánh giá kết quả của hoạt động hướng nghiệp hỗ trợ đầu ra, phản ánh kết quả cuối cùng của toàn bộ các công đoạn trong vận hành trường từ khâu tuyển chọn, đào tạo.

Thảo Nguyên (Thực hiện)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang