Cao Bằng xử phạt 2 cửa hàng kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ
Xử phạt, đình chỉ hoạt động nhiều cơ sở thẩm mỹ tại Nghệ An
Công ty TNHH Bệnh viện thẩm mỹ E-STAR hoạt động ‘chui’, bị xử phạt 160 triệu đồng
Tiền Giang xử phạt 8 cơ sở kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc qua mạng xã hội
Đội QLTT số 5 thuộc Cục QLTT tỉnh Cao Bằng đã tiến hành kiểm tra đột xuất đối với hộ kinh doanh bà N.T.H.V, địa chỉ tại tổ 1, phường Sông Bằng, thành phố Cao Bằng. Tại thời điểm kiểm tra, hộ kinh doanh N.T.H.V đang bày bán 5 loại mặt hàng là váy trẻ em; túi xách nữ; ba lô học sinh; giày dép các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Đội QLTT số 5 tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh do bà N.T.H.V làm chủ hộ về hành vi vi phạm hành chính: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đội trưởng Đội QLTT số 5 ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh N.T.H.V với số tiền 4,0 triệu đồng, tịch thu toàn bộ số hàng háo vi phạm để xử lý theo quy định.
Tiếp đến, Đội QLTT số 5, tiến hành thẩm tra, xác minh website thương mại điện tử https://www.facebook.com/CitimodeKenvaCaobang, sau đó tiến hành kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh L.T.P, địa chỉ tổ 7, phường Sông Hiến, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Qua kiểm tra phát hiện tại cửa hàng quần áo của hộ kinh doanh L.T.P đang bày bán 03 loại mặt hàng với hàng chục sản phẩm là quần baggy nữ; đầm nữ; áo sơ mi nữ không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng tiến hành xử phạt 2 cơ sở kinh doanh hàng hóa là quần áo, giày dép các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 5 tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh do bà L.T.P làm chủ hộ về hành vi vi phạm hành chính: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Đội trưởng Đội QLTT số 5 ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh L.T.P với số tiền 6,0 triệu đồng, tịch thu toàn bộ số hàng háo vi phạm để xử lý theo quy định.
Kết hợp công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, Đội QLTT số 5 tuyên truyền, ký cam két 02 hộ kinh doanh trên chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại, không kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, tuân thủ các quy định về kinh doanh hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử.
Hiện nay, buôn bán quần áo đang ngày trở nên phổ biến và được nhiều người mở kinh doanh. Tuy nhiên lợi dụng nhu cầu tăng cao nên nhiều cửa hàng có hành vi kinh doanh quần áo nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Người bán quần áo không rõ nguồn gốc, xuất xứ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt cảnh cáo theo điểm c khoản 1, điểm a khoản 13, khoản 14 Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Theo đó, người bán quần áo không rõ nguồn gốc, xuất xứ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng. Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định, buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người và môi trường và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm này.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, để được xem bán quần áo hợp pháp, cần đáp ứng các điều kiện: Có giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật. Quần áo được bán phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam. Quần áo được bán phải đáp ứng các quy định về chất lượng, an toàn vệ sinh, sức khỏe.
An Dương