Quảng Trị, Bình Phước xây dựng chỉ dẫn địa lý cho tiêu và điều

author 15:04 19/11/2015

(VietQ.vn) - Hai tỉnh nói trên sẽ là hai địa phương được lựa chọn để hỗ trợ thí điểm trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ phát triển chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam” với các sản phẩm chủ lực của địa phương là tiêu và điều.

Sự kiện: Chỉ dẫn địa lý: Bảo vệ thương hiệu Việt

Dự án “Hỗ trợ phát triển chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam” do Bộ KH&CN mới khởi động được kỳ vọng là một dự án đột phá về chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam. Dự án thuộc Quỹ Tăng cường Năng lực Thương mại (FRCC) do Chính phủ Pháp tài trợ với mục tiêu là hỗ trợ Việt Nam cải tiến hệ thống đăng ký và quản lý chỉ dẫn địa lý. Trong đó, Quảng Trị và Bình Phước sẽ là hai địa phương được thực hiện thí điểm với hai sản phẩm xuất khẩu chủ lực tiêu và điều.

Chỉ dẫn địa lý cho tiêu Quảng Trị

Tiêu Quảng Trị vừa thơm vừa cay sẽ là sản phẩm được thí điếm xây dựng chỉ dẫn địa lý trong dự án “Hỗ trợ phát triển chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam”

Dự án có hơn 20 tiểu phần liên quan thể chế, nội dung thực hiện ở 2 tỉnh Bình Phước và Quảng Trị. Theo các chuyên gia về sở hữu trí tuệ, việc thực hiện thí điểm ở 2 tỉnh trên được coi là dự án khởi đầu và hy vọng sẽ thành công tốt đẹp, không chỉ tạo ra những kết quả hữu ích của 2 tỉnh mà còn của nhân rộng ra cả nước.

Ông Bruno Vindel, Phụ trách dự án của FRCC – Cơ quan Phát triển Pháp tại Việt Nam (AFD) cho hay: “Chúng tôi sẽ có chỉ đạo từ Trung ương tới hai địa phương Bình Phước và Quảng Trị. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng chuyên gia từ Liên danh sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu ngành hàng tại 2 tỉnh. Trước tiên Bình Phước và Quảng Trị cần xác định các quy định, nguyên tắc, định hình sản phẩm của chỉ dẫn địa lý với 2 sản phẩm”. Ông Bruno Vindel nhận định.

Trong khi thực hiện dự án thí điểm, sẽ có một số bên liên quan như người sản xuất nông nghiệp, các doanh nghiệp chế biến như ở Bình Phước có 100 cơ sở sx quy mô nhỏ, rất khó huy động tham gia với mục đích chung. Theo ông Bruno Vindel: “Đây cũng là một tình huống khó khăn, họ cạnh tranh cùng 1 sản phẩm trên 1 thị trường nhưng phải có cùng một nguyên tắc chung. Tuy nhiên, đây là chìa khóa để nâng cao hiệu quả của chỉ dẫn địa lý. Liên danh của dự án sẽ hỗ trợ và các tỉnh cần nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa trong thực tiễn”.

Sản phẩm mà dự án lựa chọn là hạt tiêu và hạt điều của Quảng Trị và Bình Phước được các chuyên gia đánh giá là rất phù hợp bởi đây là hai sản phẩm rất mạnh của Việt Nam.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Hồ Xuân Hiếu, Tổng giám đốc Công ty thương mại Quảng Trị, đơn vị có 20 năm xuất khẩu tiêu cho hay, trong quá trình xuất khẩu từ trước đến nay, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về cơ chế. Chất lượng tiêu Quảng Trị rất tốt, đa phần là chất lượng loại 1 nhưng lại khó tiếp cận với thị trường cao cấp như Châu Âu, mà chỉ xuất sang một số thị trường Châu Á. “Do đó, thời gian tới, chúng tôi sẽ đăng ký tham gia dự án với vai trò đầu ra của sản phẩm. Công ty chúng tôi đã làm thương hiệu tiêu, vừa sản xuất vừa chế biến, có một nhà máy chế biến nông sản nhưng đang vướng ở khâu thị trường. Chúng tôi mong muốn dự án tập cho người dân thói quen sản xuất công nghiệp thì mới phát triển bền vững được”, ông Hồ Xuân Hiếu nói.

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang