Chuyên gia chỉ ra những loại thực phẩm rất tốt cho tim, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch
Chuyên gia chỉ cách tiêu dùng thông minh để tránh bẫy nhớt giả, nhớt tái chế
Chuyên gia nêu giải pháp phát triển tín dụng xanh bền vững tại Việt Nam
Chuyên gia khuyến cáo nước ion kiềm không thể điều trị được ung thư
Chuyên gia khuyến cáo lưu ý cần biết khi uống sữa đậu nành để tốt cho sức khỏe
Bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Bệnh có thể đến từ các yếu tố như tuổi tác, bệnh lý, tiền sử gia đình, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, chế độ dinh dưỡng không phù hợp.
Xây dựng thực đơn hằng ngày thiếu khoa học, tiêu thụ quá nhiều đồ ăn mặn, giàu chất béo xấu, nhiều đường… có thể là nguyên nhân hình thành các yếu tố gây bệnh tim như thừa cân, tăng cholesterol, tăng chỉ số đường huyết hoặc một số vấn đề sức khỏe khác. Ngược lại, chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ các nhóm chất thiết yếu như carbohydrate, protein, chất béo tốt, chất xơ, vitamin và khoáng chất có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Theo chia sẻ của tiến sĩ Rohini Patil, chuyên gia dinh dưỡng và Giám đốc điều hành của thương hiệu ăn kiêng Nutracy Lifestyle tại Ấn Độ, sức khỏe tim mạch phải là ưu tiên hàng đầu của mọi người vì nó là nguồn tạo ra sự sống bên trong chúng ta. Ăn đúng loại thực phẩm để ngăn ngừa bệnh tim phải là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại các vấn đề sức khỏe liên quan tim mạch. Theo đó có rất nhiều loại thực phẩm mà chúng ta nên tiêu thụ để ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả.
Thực phẩm giàu axit béo omega-3
Kết hợp các thực phẩm giàu axit béo omega-3 vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn vì sức khỏe tim mạch. Ăn các loại cá như cá hồi và cá ngừ có chứa axit béo omega-3 đã cho thấy làm giảm chất béo trung tính và giảm viêm trong cơ thể. Thực phẩm giàu omega-3 như quả óc chó, hạt lanh còn giúp giữ huyết áp ở mức bình thường và giảm cholesterol xấu trong cơ thể.
Có rất nhiều loại thực phẩm nên bổ sung thường xuyên và đúng cách để phòng ngừa hiệu quả bệnh tim. Ảnh minh họa
Ngũ cốc nguyên hạt thay vì đã qua chế biến
Các loại ngũ cốc đã qua chế biến đã bị "cuốn trôi" tất cả chất dinh dưỡng tốt trong đó. Mặt khác, ngũ cốc nguyên hạt chứa chất xơ, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách giữ lượng đường trong máu ổn định và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim.
"Khi chế biến ngũ cốc, chất xơ trong ngũ cốc bị mất đi, gây béo phì, thiếu dinh dưỡng. Hãy chọn gạo lứt thay vì gạo trắng, mì ống làm từ lúa mì nguyên hạt thay vì mì ống thông thường và yến mạch thay vì bột ngô", tiến sĩ Rohini Patil khuyến cáo.
Thực phẩm chứa nhiều kali
Kali là khoáng chất có lợi cho sức khỏe, tiêu thụ một lượng kali vừa đủ có tác động tích cực đến huyết áp, giúp hạn chế nguy cơ xuất hiện các vấn đề về tim mạch do rối loạn huyết áp gây nên. Việc không bổ sung đủ kali cho cơ thể có thể gây ra tình trạng mất cân bằng muối và nước, rối loạn chức năng thần kinh, loạn nhịp tim… Mỗi người nên cân nhắc việc thêm các loại trái cây, quả giàu kali như: chuối, cam, mận, quả hạch… vào thực đơn dinh dưỡng.
Tuy nhiên, trước khi tăng cường kali trong khẩu phần ăn, cần tham khảo bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về hàm lượng kali có thể nạp trong ngày vì khoáng chất này có thể tác động tiêu cực đến những người đang dùng thuốc lợi tiểu hoặc có vấn đề về thận mạn tính. Ngoài ra, chỉ số kali trong cơ thể quá cao cũng có thể gây loạn nhịp tim.
Có rất nhiều loại trái cây và rau quả chứa nhiều vitamin A, C và E, cũng như kali và axit folic. Tất cả chất dinh dưỡng quan trọng này có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cung cấp cho cơ thể bạn lượng dinh dưỡng dồi dào cần thiết để sửa chữa những hao mòn hàng ngày.
Thực phẩm ít chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa được tìm thấy trong thịt bò, thịt lợn, thịt cừu và các sản phẩm từ sữa. Nó có thể làm tăng mức cholesterol LDL, có thể làm tắc nghẽn động mạch. Để giảm lượng chất béo bão hòa, hãy chọn những miếng thịt nạc, cắt bỏ hết phần mỡ, da có thể nhìn thấy trong thịt trước khi nấu. Khi phải chế biến với dầu ăn, nên ưu tiên sử dụng chất béo tốt như dầu mù tạt, mè, ôliu...
Thực phẩm giàu magie
Theo chia sẻ từ Bệnh viện Tâm Anh, magie là khoáng chất thiết yếu của cơ thể, có tác dụng tích cực trong việc duy trì nhịp tim ổn định, hỗ trợ chức năng mạch máu và cải thiện chỉ số huyết áp. Magie cũng hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng thừa canxi trong cơ thể, góp phần hạn chế xơ cứng động mạch do thừa khoáng chất này. Các nguồn thực phẩm bổ tim giàu magie gồm: đậu đen, củ cải, yến mạch, hạnh nhân, hạt óc chó, hạt chia, hạt lanh…
Thực phẩm chứa nhiều vitamin
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, việc thiếu một số loại vitamin như vitamin A, B6, B9, C, D, E và K có thể tăng nguy cơ dẫn đến những bất thường về tim mạch. Bổ sung đủ những vi chất này có thể giúp giảm nguy cơ gặp vấn đề tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thiếu máu cục bộ cơ tim, rối loạn nhịp tim và suy tim.
Tuy nhiên, nhu cầu bổ sung vitamin ở mỗi người là khác nhau. Người dân nên đến bệnh viện để được thăm khám, kiểm tra nhóm vi chất thiếu hụt trong cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung qua thực phẩm chức năng, hoặc qua một số thực phẩm tốt cho tim mạch như rau xanh, đậu đen, ngũ cốc nguyên hạt…
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2023 về an toàn vệ sinh thực phẩm
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2023 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố đưa ra các nguyên tắc chung để sản xuất thực phẩm an toàn và phù hợp cho nhu cầu tiêu dùng dựa trên các biện pháp kiểm soát vệ sinh và an toàn thực phẩm cần thiết được thực hiện trong sản xuất (bao gồm cả sản xuất ban đầu), chế biến, chuẩn bị, bao gói, bảo quản, phân phối, bán lẻ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, vận chuyển thực phẩm cũng như các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm cụ thể sẽ được áp dụng ở các bước nhất định trong toàn bộ chuỗi thực phẩm, khi thích hợp.
Các nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm về thực hành vệ sinh tốt (GHP) và hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) nhằm mục đích cung cấp các nguyên tắc và hướng dẫn về việc áp dụng các GHP được áp dụng trong toàn bộ chuỗi thực phẩm để cung cấp thực phẩm an toàn và phù hợp cho nhu cầu tiêu dùng. Cung cấp hướng dẫn về việc áp dụng các nguyên tắc HACCP; Làm rõ mối quan hệ giữa GHP và HACCP; Cung cấp cơ sở để có thể thiết lập các quy phạm thực hành dành riêng cho ngành và sản phẩm.
An toàn thực phẩm và sự phù hợp của thực phẩm cần được kiểm soát bằng cách sử dụng các phương pháp phòng ngừa dựa trên cơ sở khoa học. GHP phải đảm bảo rằng thực phẩm được sản xuất và xử lý trong môi trường giảm thiểu sự có mặt của các chất ô nhiễm. Các chương trình tiên quyết được áp dụng đúng cách, bao gồm GHP, cần cung cấp nền tảng cho hệ thống HACCP có hiệu lực.
Mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần nhận thức được các mối nguy liên quan đến nguyên liệu, các thành phần khác, quá trình sản xuất hoặc chuẩn bị và môi trường mà thực phẩm được sản xuất và/hoặc xử lý, phù hợp với sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Vân Thảo (T/h)