Chuyên gia chỉ cách lựa chọn phần thịt lợn tốt nhất

author 06:39 26/03/2025

(VietQ.vn) - Theo chuyên gia dinh dưỡng Mỹ, thịt lợn là món ăn thường xuyên có mặt trong bữa cơm hàng ngày của gia đình. Tuy nhiên, cần có cách lựa chọn phần thịt hay chế biến đúng cách để tốt cho sức khỏe.

Kathleen Benson, chuyên gia dinh dưỡng tại Top Nutrition Coaching, chia sẻ với Health Digest, nếu bác sĩ cảnh báo người tiêu dùng cần theo dõi cholesterol, việc điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện thường là bước đầu tiên trước khi dùng thuốc. Không cần tham gia phòng gym đắt đỏ hay tập luyện khắc nghiệt, chỉ cần 150 phút vận động vừa phải mỗi tuần – tương đương 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần – đã đủ để cải thiện. 

Đặc biệt, nên xem xét kỹ các thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn, nhất là những món giàu chất béo bão hòa như thịt lợn. Rằng các món chế biến từ thịt lợn, món ăn phổ biến trong nhiều gia đình, có thể khiến cholesterol LDL tăng vọt. Tuy nhiên, không phải mọi loại thịt lợn đều đáng lo.

Chuyên gia dinh dưỡng Kathleen Benson nhấn mạnh rằng không có thực phẩm nào tự động làm tăng cholesterol, mà chế độ ăn tổng thể mới là yếu tố quyết định.

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, để kiểm soát cholesterol nên giới hạn chất béo bão hòa ở mức 6% tổng calo mỗi ngày – tương đương khoảng 13 gram trong chế độ ăn 2.000 calo, vì mỗi gram chất béo cung cấp 9 calo. Dù con số này không lớn, một số loại thịt lợn vẫn đáp ứng được giới hạn này.

Chuyên gia Kathleen Benson khuyến nghị, chọn các phần thịt “nạc” theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và đặt ra các tiêu chí dinh dưỡng, bao gồm nạc thăn lợn, sườn thăn, sườn lưng, thịt nạc lưng, sườn chữ T và thịt lợn xay nạc 96%.

Thịt lợn nạc rất tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Thịt lợn nạc có thể mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể tương tự như thịt bò nạc và thịt gà. Trong một nghiên cứu mới đây cho thấy, việc thay thế thịt lợn nạc cho thịt bò và thịt gà sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ béo phì và cải thiện sức khỏe hệ tim mạch tốt hơn. Trong thịt lợn có hàm lượng vitamin B1 cao, một chất quan trọng cho sự phát triển và phục hồi cơ bắp, cũng như các mô thần kinh. Ngoài ra, vitamin B1 cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate của cơ thể.

Bên cạnh lượng vitamin B1 dồi dào, thịt lợn nạc cũng là nguồn cung cấp tuyệt vời vitamin B2, giúp bảo vệ làn da và cải thiện các triệu chứng của viêm da quanh miệng. Đặc biệt, thịt lợn còn giúp thúc đẩy sự phát triển của hệ xương và răng ở trẻ nhỏ nhờ vào một lượng lớn vitamin A và D.

Chất kẽm có trong thịt lợn đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe hệ miễn dịch. Khi tiêu thụ một lượng vừa đủ thịt lợn sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể được sức đề kháng, giúp ngăn ngừa và chống lại nhiều bệnh tật. Mặt khác, ăn thịt lợn cũng giúp cơ thể nhận được nhiều chất chống oxy hóa thiết yếu, cùng với các axit amin cần thiết, rất có lợi cho những người đang tập thể hình.

Theo USDA, để được xếp loại “nạc”, thịt phải chứa dưới 4,5 gram chất béo bão hòa trên 100 gram. Đặc biệt, nạc thăn và sườn thăn lợn được xem là “siêu nạc” với mức dưới 2 gram chất béo bão hòa/100 gram, thậm chí được Hiệp hội Tim mạch Mỹ chứng nhận là thực phẩm có lợi cho tim mạch, theo Benson.

Ngoài ra người tiêu dùng có thể thưởng thức thịt lợn nạc hoặc thịt nạc nhiều thường xuyên như thịt gia cầm nạc, miễn là kèm theo chế độ ăn uống tương đối lành mạnh. "Tuy nhiên, thịt lợn chiên hoặc chế biến nhiều nên được hạn chế và ăn ở mức vừa phải - không quá 2-3 khẩu phần mỗi tuần.

Nếu thịt lợn là một trong những nguồn protein thường dùng có thể giúp kiểm soát cholesterol bằng cách kết hợp món này với các loại thực phẩm giàu chất xơ. Chất xơ hòa tan trong trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu sẽ liên kết với cholesterol và giúp loại bỏ cholesterol khỏi cơ thể.

Theo Hiệp hội Lipid Quốc gia Mỹ, bổ sung 5-10 gram chất xơ hòa tan mỗi ngày có thể làm giảm cholesterol LDL trên 11 điểm. Chất béo lành mạnh từ dầu ô liu, quả bơ, cá béo và các loại hạt cũng có thể giúp hạ thấp mức cholesterol. Đồng thời kết hợp các thực phẩm giảm cholesterol vào món ăn lành mạnh với thịt lợn, phù hợp với khẩu vị người Việt. Có thể thử ướp thịt lợn nạc với gia vị, nướng chín, rồi ăn kèm cơm gạo lứt và rau luộc, rưới thêm chút dầu ô liu để bổ sung chất béo tốt.

Ngoài ra, xào thịt lợn nạc thái mỏng với ớt chuông, bông cải xanh và đậu cô ve cũng là lựa chọn ngon miệng. Hầm thịt lợn nạc trong nồi đất với khoai lang và dùng kèm rau trộn dấm là một món vừa bổ dưỡng vừa quen thuộc. Hoặc nướng thịt thăn lợn cùng cà rốt, bắp cải tím và khoai lang cũng mang đến bữa ăn cân bằng.

Thịt lợn tươi phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn về chất lượng an toàn thực phẩm

Căn cứ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7046:2019 về thịt tươi do Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ công bố thì thịt tươi phải có bề mặt khô, sạch, không dính lông và tạp chất, có độ đàn hồi, có màu sắc đặc trưng, không mùi lạ, thơm, ngọt thịt... Thịt tươi phải có giới hạn tối đa kim loại nặng, dư lượng thuốc thu ý, các chỉ tiêu vi sinh vật theo tiêu chuẩn.

Thịt lợn tươi được bao bì, dụng cụ chứa đựng được làm bằng vật liệu đáp ứng các quy định hiện hành về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ghi nhãn theo quy định hiện hành. Vận chuyển bằng các phương tiện chuyên dùng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và không ảnh hưởng đến chất lượng thịt, bảo quản ở nơi sạch; nên bảo quản ở nhiệt độ từ 0 °C đến 4 °C.

Vân Thảo (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang