Công ty cổ phần hóa chất Việt Trì bị xử phạt do xả thải vượt quy chuẩn kỹ thuật

author 15:52 30/05/2023

(VietQ.vn) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra quyết định xử phạt Công ty cổ phần hóa chất Việt Trì (Phú Thọ) số tiền gần 1 tỷ đồng do có các hành vi vi phạm gây sự cố chất thải cấp cơ sở và xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.

Theo quyết định số 31/QĐ-XPHC của Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công ty cổ phần hóa chất Việt Trì (địa chỉ phố Sông Thao, phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) bị xử phạt vì vi phạm hành chính trong lĩnh bảo vệ môi trường.

Cụ thể, công ty này có hành vi vi phạm gây sự cố chất thải cấp cơ sở, quy định tại điểm a khoản 2 Điều 40 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, một hành vi vi phạm khác là xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải có độ pH từ 02 đến dưới 04 trong trường hợp thải lượng nước thải từ 600 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 800 m³/ngày (24 giờ); quy định tại điểm l khoản 8 Điều 19 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP.

Công ty cổ phần hóa chất Việt Trì bị áp dụng hình thức xử phạt chính bằng tiền với tổng số tiền phạt là 985.538.222 đồng. Cơ sở cũng bị đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường trong thời hạn 4 tháng 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. Công ty phải báo cáo kết quả khắc phục hậu quả trước ngày 30/6/2023.

Công ty cổ phần hóa chất Việt Trì bị xử phạt do xả thải vượt quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Dân Trí 

Theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 07: 2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại (CTNH) quy định, ngưỡng chất thải nguy hại đối với các chất thải và hỗn hợp của các chất thải (trừ chất thải phóng xạ, chất thải ở thể khí và hơi) có tên tương ứng trong Danh mục chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải; các đơn vị có hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải; các cơ quan quản lý nhà nước; đơn vị lấy mẫu, phân tích và các tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến chất thải.

Về nguyên tắc chung, quy chuẩn này cũng quy định một chất thải có ký hiệu * trong Danh mục CTNH được phân định là CTNH nếu có ít nhất một trong các điều kiện sau đây: Có ít nhất một tính chất nguy hại vượt ngưỡng CTNH (nhiệt độ chớp cháy, độ kiềm hoặc độ axit tương đương với các mức giá trị quy định tại cột «Ngưỡng CTNH» trong Bảng 1); 

Có ít nhất một thành phần nguy hại vô cơ hoặc hữu cơ mà đồng thời giá trị hàm lượng tuyệt đối và giá trị nồng độ ngâm chiết đều vượt ngưỡng CTNH (lớn hơn hoặc bằng mức giá trị ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (H tc ) và ngưỡng nồng độ ngâm chiết (C tc ) quy định tại điểm 2.1.5).

Trường hợp không sử dụng cả hai giá trị hàm lượng tuyệt đối hoặc nồng độ ngâm chiết (đối với các thành phần nguy hại không có cả hai ngưỡng H tc và C tc hoặc không có điều kiện sử dụng cả hai ngưỡng) thì việc phân định CTNH sẽ chỉ áp dụng theo một ngưỡng được sử dụng.

Một chất thải có ký hiệu * trong Danh mục CTNH được phân định không phải là CTNH nếu tất cả các tính chất hoặc thành phần nguy hại đều không vượt ngưỡng CTNH (hay còn gọi là dưới ngưỡng CTNH), cụ thể như sau: Nhiệt độ chớp cháy, độ kiềm hoặc độ axit không tương đương với các mức giá trị quy định tại cột «Ngưỡng CTNH» trong Bảng 1; Tất cả các thành phần nguy hại đều có giá trị nhỏ hơn một trong hai ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (H tc ) hoặc ngưỡng nồng độ ngâm chiết (C tc ) quy định tại điểm 2.1.5.

Trường hợp một chất thải đã được phân định là CTNH, bất kể thuộc loại * hoặc ** trong Danh mục CTNH thì chỉ được phân loại theo tên và mã CTNH của loại có chứa một (hoặc một nhóm) thành phần nguy hại nhất định khi thành phần này (hoặc ít nhất một thành phần trong nhóm thành phần) vượt ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (H tc ) quy định tại điểm 2.1.5; nếu không vượt ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (H tc) thì không phân loại theo thành phần nguy hại này, hay một cách biểu kiến, thành phần nguy hại này được coi là không có trong chất thải (ở mức độ nguy hại).

Một CTNH sau khi được xử lý mà tất cả các tính chất hoặc thành phần nguy hại đều dưới một trong hai ngưỡng H tc hoặc C tc thì không còn là CTNH và không phải quản lý theo các quy định đối với CTNH.

Ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (H tc) và ngưỡng nồng độ ngâm chiết (C tc) được xác định theo nguyên tắc như sau: Ngưỡng nồng độ ngâm chiết (C tc , mg/l) được quy định tại cột «Nồng độ ngâm chiết, C tc » của Bảng 2 và 3; Ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (H tc, ppm) được tính bằng công thức sau: H tc = H.(1+19.T) 20. Trong đó: H (ppm) là giá trị quy định trong cột «Hàm lượng tuyệt đối cơ sở, H» của Bảng 2 của Quy chuẩn làm cơ sở tính toán giá trị H tc ; T là tỷ số giữa khối lượng thành phần rắn khô trong mẫu chất thải trên tổng khối lượng mẫu chất thải.

Trường hợp các phế liệu kim loại của antimon, bạc, chì, kẽm, nicken, crom hoặc phế liệu hợp kim có chứa các kim loại này được làm sạch, không lẫn tạp chất, không chứa các thành phần nguy hại khác vượt ngưỡng CTNH, ở dạng thanh, khối, tấm, đoạn thanh, đoạn ống, đầu mẩu, đầu tấm, đầu cắt, phoi, sợi, mảnh (không phải dạng bột), được tách riêng cho mục đích tái chế, tái sử dụng thì các kim loại này không tính là thành phần nguy hại vô cơ trong phế liệu; Phải luôn áp dụng giá trị tổng đối với các thành phần này; Chỉ áp dụng đối với amiăng (bao gồm các loại chrysotile hay amiăng trắng, amosite hay amiăng nâu, crocidolite hay amiăng xanh, tremolite, anthophyllite và actinolite) trong chất thải ở dạng bột, sợi, bở, dễ vụn; không áp dụng đối với vật liệu amiăng-ximăng thải;

Chỉ áp dụng giá trị tổng trong trường hợp không áp dụng phân biệt theo từng nhóm chất (TCDD, PeCDD, HxCDD); Chỉ áp dụng giá trị tổng trong trường hợp không áp dụng phân biệt theo từng nhóm chất (TCDF, PeCDF, HxCDF); Chỉ áp dụng giá trị tổng trong trường hợp không áp dụng phân biệt theo số phân tử C (cacbon).

An Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang