CPI tháng 11/2022 tăng 0,39%

author 16:25 29/11/2022

(VietQ.vn) - Xăng dầu trong nước điều chỉnh theo giá thế giới, giá thuê nhà tăng do nhu cầu của người dân tăng cao là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2022 tăng 0,39% so với tháng trước. So với tháng 12/2021 CPI tháng 11 tăng 4,56% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,37%.

So với tháng trước, CPI tháng 11/2022 tăng 0,39% (khu vực thành thị tăng 0,48%; khu vực nông thôn tăng 0,29%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 8 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; 03 nhóm hàng giảm giá.

Một số nguyên nhân làm tăng CPI trong 11 tháng năm 2022 được Tổng cục Thống kê nêu như: Trong 11 tháng năm nay, giá xăng dầu được điều chỉnh 31 đợt, làm cho giá xăng A95 tăng 490 đồng/lít so với cuối năm 2021; xăng E5 tăng 120 đồng/lít; giá dầu diezen tăng 7.230 đồng/lít; dầu hỏa tăng 8.130 đồng/lít.

Tính bình quân 11 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước, giá xăng dầu trong nước tăng 31,76%, tác động làm CPI chung tăng 1,14 điểm phần trăm; Giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, giá gas 11 tháng năm nay tăng 12,76% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,19 điểm phần trăm; Dịch Covid-19 được kiểm soát, nhu cầu ăn ngoài nhà hàng tăng nên giá ăn uống ngoài gia đình bình quân 11 tháng tăng 4,78% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,41 điểm phần trăm; Nhà ở và vật liệu xây dựng 11 tháng năm nay tăng 2,75% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tác động làm CPI chung tăng 0,52 điểm phần trăm;

Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu làm cho giá gạo 11 tháng tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,03 điểm phần trăm; Giá các mặt hàng thực phẩm 11 tháng năm 2022 tăng 1,32% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI tăng 0,28 điểm phần trăm; Giá dịch vụ giáo dục tăng 0,47% do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng học phí năm học 2022-2023, làm CPI chung tăng 0,03 điểm phần trăm.

Xăng dầu trong nước điều chỉnh theo giá thế giới, giá thuê nhà tăng do nhu cầu của người dân tăng cao là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2022 tăng 0,39% so với tháng trước. So với tháng 12/2021 CPI tháng Mười Một tăng 4,56% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,37%.

 Xăng dầu trong nước điều chỉnh theo giá thế giới, giá thuê nhà tăng do nhu cầu của người dân tăng cao là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2022 tăng 0,39% so với tháng trước. 

Một số nguyên nhân làm giảm CPI trong 11 tháng năm 2022: Giá thịt lợn giảm 12,22% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung giảm 0,41 điểm phần trăm do dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát và nguồn cung lợn đảm bảo; Giá nhà ở thuê giảm 4,64% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung giảm 0,02 điểm phần trăm, giá giảm chủ yếu trong các tháng đầu năm do ảnh hưởng của dịch Covid-19; Giá bưu chính viễn thông giảm 0,38% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại di động và dịch vụ sửa chữa điện thoại giảm.

Để chủ động ứng phó với những thách thức trước áp lực lạm phát gia tăng, trong thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 11 ước tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2022, IIP ước tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 4,2%).

Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 8,9% (cùng kỳ năm 2021 tăng 5,4%), đóng góp 6,8 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,7%, đóng góp 0,7 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,1%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 6,5%, đóng góp 1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 61 địa phương và giảm ở 02 địa phương trên cả nước (Trà Vinh giảm 24%; Hà Tĩnh giảm 16,9%). Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/11/2022 tăng 0,4% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 5,9% so với cùng thời điểm năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 ước đạt 514,2 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5.180,5 nghìn tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 giảm 5%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 16,9% (cùng kỳ năm 2021 giảm 6,8%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng năm 2022 tăng 14,9% so với 11 tháng năm 2019 – năm trước khi xảy ra dịch Covid-19. Mặc dù vậy, quy mô tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng năm 2022 chỉ đạt 82,5% quy mô của chỉ tiêu này nếu ước tính trong điều kiện bình thường không xảy ra dịch Covid-19 từ năm 2020 đến nay.

Hoạt động vận tải trong tháng 11 duy trì đà tăng trưởng tích cực cả về vận tải hành khách và hàng hóa, trong đó vận chuyển hành khách gấp 2,3 lần và luân chuyển hành khách gấp 3,1 lần so với cùng kỳ năm trước; vận chuyển hàng hóa tăng 28,7% và luân chuyển hàng hóa tăng 29,8%.

Tính chung 11 tháng năm 2022, vận chuyển hành khách tăng 48,7% và luân chuyển tăng 71,4% so với cùng kỳ năm trước; vận chuyển hàng hóa tăng 24,6% và luân chuyển tăng 32,8% so với cùng kỳ năm trước.

Vận tải hành khách mặc dù đã có nhiều khởi sắc nhưng sản lượng vận chuyển 11 tháng năm nay chỉ bằng 72,6% và luân chuyển bằng 68,4% so với cùng kỳ năm 2019, năm chưa có dịch Covid-19. Vận chuyển hàng hóa 11 tháng năm nay tăng 7,4% về vận chuyển và tăng 21% về luân chuyển so với cùng kỳ năm 2019.

Nam Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang