Đại dịch vi khuẩn 'ăn thịt người' đang lan rộng ở Úc

authorNinh Lan 10:34 18/04/2018

(VietQ.vn) - Một loại dịch bệnh khủng khiếp đang có nguy cơ lan rộng ra các bang phía Đông Nam Úc khi các bác sỹ cũng chưa thể tìm ra cách thức loại vi khuẩn “ăn thịt người” này phát tán.

Các quan chức y tế ở Úc hiện đang phải vật lộn chống lại một đại dịch đáng sợ mang tên loét Buruli do một loại vi khuẩn “ăn thịt người” gây ra.

Trong những năm gần đây, các trường hợp nhiễm loét Buruli đã gia tăng chóng mặt ở Úc. Đây là một bệnh nhiễm trùng diện rộng, gây ra các vết lở loét nghiêm trọng trên da và có thể ăn sâu tới xương. Để ngăn chặn sự lây lan ra toàn cơ thể, người ta buộc phải cắt bỏ phần da và mô mềm bị loét. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vào năm 2016, đã có 186 trường hợp nhiễm ở Úc và tình hình trở nên tồi tệ hơn vào năm 2017 khi 286 trường hợp được ghi nhận ở tiểu bang Victoria.

Ban đầu chỉ là một loét nhỏ nhưng dần dà sẽ lan rộng và ăn sâu tới tận xương khiến người nhiễm phải chịu thương tật vĩnh viễn. Ảnh: Health9
 Ban đầu chỉ là một loét nhỏ nhưng dần dà sẽ lan rộng và ăn sâu tới tận xương khiến người nhiễm phải chịu thương tật vĩnh viễn. Ảnh: Health9

Loét Buruli là do một loại vi khuẩn có tên Mycobacterium ulcerans thuộc cùng một họ với vi khuẩn gây ra bệnh lao và bệnh Phong. Sở dĩ chúng được mệnh danh là loại vi khuẩn “ăn thịt người” vì chúng có thể sản sinh ra độc tố phân hủy và tiêu hóa các tế bào da và mô mềm, dẫn đến những vết lở loét lớn, thường là trên cánh tay hoặc trên chân. Nếu không được điều trị sớm, bệnh nhân có thể phải cắt bỏ một phần cơ thể, thậm chí là tử vong.

Sững sờ nhìn thấy vật thể bay không xác định UFO ngay trước mắt(VietQ.vn) - Lại thêm một người nhìn thấy vật thể bay không xác định UFO, vật thể bay trầm lặng không phát ra bất kì một tiếng động nào khi di chuyển.

Cho đến nay, các bác sỹ vẫn chưa thể tìm ra được phương pháp nào thực sự hiệu quả để đánh bại chúng và làm thể nào để phòng ngừa nhiễm bệnh. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ, mặc dù chưa rõ chính xác căn bệnh lây lan như thế nào, nhưng các nhà nghiên cứu cũng có một số giả thuyết - ví dụ muỗi là trung gian truyền bệnh khi phát hiện loài này dương tính với Mycobacterium ulcerans. Ngoài ra loét Buruli cũng xuất hiện ở những loài động vật như ếch, chó, mèo và gấu túi nhưng vẫn chưa chắc chắn liệu chúng có đóng vai trò gì trong việc lây lan bệnh dịch hay không. Những bằng chứng gần đây cho thấy nhiễm trùng không lây lan từ người sang người.

Các nhà nghiên cứu ở Úc đã kêu gọi một cuộc "kiểm tra kỹ lưỡng và toàn diện về môi trường, các loài động vật địa phương, hành vi và đặc điểm của con người, và sự tác động lẫn nhau của các đối tượng trên" để có thể hiểu rõ hơn căn bệnh và các yếu tố nguy cơ của nó. 

Xuân Hồng (theo LiveScience)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang