Đại lý kêu hết hàng, 'thượng đế' phải đợi ống thở thay cho Mercedes GLC
Thị trường ô tô Việt: Giá lăn bánh xe Hyundai cập nhật mới nhất
Những sai lầm có thể khiến xế mới gặp nguy hiểm khi lái xe số tự động
Vừa lộ diện đã ‘gây sốt’, xe máy điện của Vespa có đáng 'đồng tiền bát gạo'?
Theo tìm hiểu được biết, nguyên nhân khiến người dùng phải chờ đợi là do linh kiện van thông hơi không có sẵn ngay cả từ nhà cung cấp tại châu Âu. Do đó, hãng phải đặt và phụ thuộc vào thời gian giao hàng của nhà cung cấp. Hãng dự kiến giải quyết nhu cầu thay dầu, gắn phụ tùng của khách từ giữa tháng 8 tới hết tháng 9.
Về sự cố này, Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng đã ghi nhận ý kiến phản ánh của khách hàng, yêu cầu đơn vị sản xuất làm việc trực tiếp và giải trình các phản ánh kể trên. Đối với xe GLC, sau khi áp dụng các tiêu chuẩn, chưa thể khẳng định đây là lỗi kỹ thuật, hãng cũng đưa thông tin trong cuốn hướng dẫn sử dụng.
Tuy nhiên, đơn vị này vẫn đang nghiên cứu và đánh giá các vấn đề liên quan. Nếu hiện tượng trên là lỗi của nhà sản xuất và ảnh hưởng đến an toàn, Cục sẽ yêu cầu cụ thể với nhà sản xuất.
Đại diện một hãng bảo hiểm tại Việt Nam cho biết, họ sẽ xử lý theo từng trường hợp nước vào cầu để xác định có được bảo hiểm hay không.
Nhiều đại lý Mercedes báo hết ống thở để thay cho xe GLC.
Thông tin Mercedes GLC có cầu trước bị nước xâm nhập qua van thông hơi áp suất xuất hiện từ tháng 5, nhưng đến tháng 8/2018 hàng loạt trường hợp mới phản ánh. Mercedes Việt Nam cho biết đã ghi nhận tình trạng này và khẳng định "đây không phải lỗi của sản phẩm".
Nước vào vi sai cầu trước khiến dầu bên trong ngả màu vàng đục. Chủ xe phát hiện sớm chỉ cần thay dầu mới giá khoảng 1,7 triệu đồng chính hãng. Nhưng nếu sử dụng quá lâu, các chi tiết trong vi sai bị ăn mòn, xe vận hành có tiếng hú. Vi sai thay mới chính hãng chi phí lên đến 160-170 triệu đồng, tại các gara tư nhân khoảng 130 triệu đồng.
Được biết, hai phiên bản GLC 250 4MATIC và GLC 300 4MATIC là dòng xe thể thao đa dụng dẫn động 4 bánh toàn thời gian với cấu tạo có cụm vi sai trên cầu trước. Trên cụm vi sai này có thiết kế một van thông hơi, miệng van thông hơi có nắp che, bên trong có một vành ngăn chuyên dụng để ngăn bụi bẩn và chống thấm tạm thời. Độ cao từ miệng van thông hơi của cụm vi sai trước đến mặt đất là trên 400mm. Để đảm bảo an toàn không bị vào nước, mực nước tĩnh cao nhất mà nhà sản xuất khuyến cáo xe có thể đi qua là 300mm.
Theo thông tin từ hãng xe này, hiện xe GLC không chỉ bán ở Việt Nam mà nhiều thị trường khác. Doanh số GLC ở Thái Lan cao hơn và chưa ghi nhận trường hợp nào nước vào cầu trước như ở Việt Nam. Hiện tượng này cũng không xuất hiện ở một số địa phương ở miền Trung như Đà Nẵng, Nha Trang...
Anh Hải Hà (quận 9, TP HCM) - một người sử dụng các dòng xe SUV lâu năm cho biết, tình trạng mưa kéo dài như hiện nay dẫn đến khá nhiều nơi bị ngập lụt. Do đó, để đảm bảo an toàn cho xe khỏi các khu ngập nước người dùng cần hạn chế một số thói quen như xịt gầm xe. Theo anh này, với những chiếc xe đời mới, gầm xe cũng bố trí khá nhiều các cảm biến và hệ thống điện. Thói quen xịt gầm xe mà không nâng lên cầu, chủ yếu làm sạch bằng vòi nước áp lực mạnh sẽ ảnh hưởng đến hệ thống điều khiển, an toàn.
Với một số xe sử dụng thước lái điện tử, linh kiện này cũng được bố trí ngang tầm với cầu xe, việc xịt rửa, đi qua vùng ngập sâu, hay làm nước vào hệ thống này cũng nguy hiểm không kém. Ngay cả giải pháp nối dài ống nhằm tăng chiều cao van thông hơi, không có nghĩa là tài xế có thể yên tâm lái xe qua khu vực ngập nước có độ sâu quá mức cho phép, vì không chỉ vi sai mà các bộ phận khác cũng cần tránh ngâm trong nước, đặc biệt rủi ro lớn nhất là thủy kích.
An Dương (T/h)