Đấu tranh chống quan điểm sai trái thù địch góp phần bảo vê chủ nghĩa Mác – Lê Nin trong giai đoạn hiện nay

author 15:04 18/11/2023

(VietQ.vn) - Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, các thế lực tư sản phản động đã ra sức chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm làm sụp đổ tận gốc niềm tin của quần chúng vào con đường cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Mục đích của chúng là xóa bỏ ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong các tầng lớp nhân dân, phủ định chân lý “Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH”, xây dựng hệ tư tưởng tư sản, lối sống thực dụng trong các thế hệ người Việt Nam.Vì vậy, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, quyết định sự tồn vong của Đảng, của chế độ.

Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống các quan điểm và học thuyết khoa học do C. Mác và Ph. Ăngghen xây dựng, V. I. Lênin bảo vệ và phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nước đã đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, tìm thấy ánh sáng soi đường cho cách mạng Việt Nam, từ đó Người đã vận dụng sáng tạo, bổ sung, phát triển học thuyết đó trong điều kiện cụ thể của một nước thuộc địa, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu; Chủ nghĩa Mác - Lênin được hình thành và phát triển trên cơ sở tổng kết thực tiễn và kế thừa những giá trị tư tưởng của nhân loại; là thế giới quan phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người. Trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ ra những quy luật kinh tế của xã hội, đặc biệt là những quy luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển, suy tàn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự ra đời, phát triển của phương thức sản xuất mới - phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là kết quả tất yếu của sự vận dụng thế giới quan, phương pháp luận triết học, kinh tế chính trị Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

 Sau sự kiện Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch trên trường quốc tế đã mở rộng cuộc tấn công vào chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung và học thuyết Mác về hinh thái kinh tế - xã hội nói riêng. Chúng cho rằng Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ cũng có nghĩa là học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là hoang đường, chỉ có chủ nghĩa tư bản là tuyệt đích, vĩnh viễn. Còn đối với Việt Nam, các thế lực thù địch đẩy mạnh việc phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin nền tảng tư tưởng của Đảng ta; xuyên tạc, phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ định con đường đi lên CNXH, và những thành tựu của cuộc cách mạng XHCN ở nước ta. Xóa bỏ ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là mục tiêu hàng đầu của các thế lực đế quốc thù địch, nhằm làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân phai nhạt lý tưởng, mất phương hướng, giảm sút ý chí chiến đấu, xa rời mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH. Bên cạnh đó, chúng còn hết lời ca ngợi CNTB hiện đại và cho rằng ở các nước tư bản hiện nay không còn những ông chủ làm giàu bằng bóc lột…Mọi người dân đều có thể trở thành chủ. Quyền con người và những giá trị nhân đạo vì hạnh phúc và phẩm giá con người đều trở thành luật pháp xã hội, được nhà nướctư bản thực thi nghiêm chỉnh, minh bạch trong cuộc sống.

Một trong những trọng điểm của các thế lực thù địch là tấn công vào những học thuyết nền tảng, trụ cột của chủ nghĩa Mác đó là: học thuyết hình thái kinh tế- xã hội; học thuyết giá trị thặng dư; học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, học thuyết về đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản. Chúng cho rằng các nguyên lý đó đã lỗi thời, CNCS là hoang đường: “Những người mác xít bàn về CNXH chẳng khác nào bàn về hư vô”, “CNXH của C. Mác và Ph.Ăng ghen chẳng qua cũng chỉ là một hình thức CNXH không tưởng”. Những quan điểm sai trái thù địch này bằng nhiều cách nhằm xuyên tạc, phủ nhận, nói xấu, bôi đen nền tảng tư tưởng của Đảng và những người sáng lập ra nền tảng tư tưởng đó.

Trong tình hình như vậy, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng - lý luận hiện nay đang diễn ra trong bối cảnh mới, có nhiều thuận lợi mới và không ít khó khăn, thách thức đối với việc bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Trong đó vẫn tồn đọng một số vấn đề  gây khó khăn trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng như Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã nêu: “Nguy cơ “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạnh suy thoái về  tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp; khoảng cách giàu -  nghèo, phân hóa xã hội ngày càng tăng, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp đáng lo ngại, làm giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng và Nhà nước”. Bên cạnh đó, thách thức đối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay cũng không hề nhỏ. Đó là nghịch lý và diễn biến phức tạp, khó lường của thế giới hiện nay. Ngay cả những giá trị cao đẹp mà nhân loại đã xây dựng và khẳng định như: hòa bình, độc lập, chủ quyền, công bằng, tiến bộ xã hội… cũng bị các thế lực tư sản phản động chống phá. Những vấn đề trên tác động không nhỏ đến công tác lý luận nói chung và tác động trực tiếp đến công tác đấu tranh, phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nói riêng.

Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị (ngày 22-10-2018) “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” nêu rõ: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là bảo vệ Ðảng, bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Ðảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Ðó là nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân, trong đó cơ quan báo chí các cấp là nòng cốt; là công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp; của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, của cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu. Để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống những luận điệu phủ định chủ nghĩa Măc – Lê nin cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

Một là, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên phải kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng, đẩy mạnh việc tuyên truyền thế giới quan khoa học và phương pháp luận biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin trong sâu, rộng quần chúng nhân dân.

Hai là, Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, cần thường xuyên tổng kết thực tiễn góp phần bổ sung, phát triển, làm phong phú kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin trong điều kiện, hoàn cảnh lịch sử mới.

Ba là, phát huy vai trò của các cơ quan chức năng, cơ quan báo chí và lực lượng nòng cốt ở các bộ, ngành, Trung ương và địa phương trong tuyên truyền, đấu tranh.Chủ động nắm tình hình, phát hiện sớm hoạt động chống phá của đối tượng để đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị. Công tác nắm tình hình cần tập trung vào những vấn đề cụ thể như: Phát hiện các trang web, blog, “diễn đàn” thường xuyên đăng tải những nội dung xấu, thù địch; phát hiện âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động tuyên truyền chống phá của chúng trên không gian mạng, kịp thời nhận diện những phương thức, thủ đoạn mới;

Bốn là, chủ động trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng thông qua phản biện xã hội và các buổi sinh hoạt chuyên đề, các buổi tọa đàm. Thường xuyên tổ chức các cuộc tọa đàm, trao đổi, rút kinh nghiệm giữa các cơ quan chức năng, lực lượng nòng cốt chuyên sâu trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội. Với phương châm vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, cấp ủy, tổ chức đảng cơ quan, đơn vị cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức các cuộc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, hội nghị rút kinh nghiệm theo hướng thiết thực, hiệu quả. Lực lượng đấu tranh nòng cốt chuyên sâu phải thường xuyên được trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ; được trang bị đầy đủ, vững chắc lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

 Năm là, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy và tổ chức cơ sở Đảng, nhất là trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặc biệt quan tâm. Nghị quyết Đại Hội XII của Đảng xác định đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư tưởng lý luận trong tình hình mới. Chúng ta tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của đảng, sự điều hành, quản lý tập trung thống nhất của nhà nước, toàn đảng toàn dân ta sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu lý tưởng của Đảng đưa Việt Nam vững bước tiến lên theo con đường mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn. bảo vệ thành công nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh xóa bỏ âm mưu, thủ đoạn chống nền tảng tư tưởng của các thế lực thù địch.

Người viết: Ngô Thị Huệ

Chi bộ: 01

Đảng bộ Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam  -  Chi nhánh Hưng Yên 

Thích và chia sẻ bài viết:
Từ khóa:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang