Đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng lên 12%: Lý giải của Bộ Tài chính

author 19:31 17/08/2017

(VietQ.vn) - Bộ Tài chính lý giải lý do đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng lên 12%.

Bộ Tài chính, trong báo cáo định hướng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế Tài nguyên,  đã đề nghị nâng mức thuế suất thuế GTGT theo hai phương án: Phương án 1: Tăng từ 10% lên 12% kể từ ngày 1/1/2019

Phương án 2: Tăng theo lộ trình lên 12% từ ngày 1/1/2018 và 14% từ ngày 1/1/2021

Trong đó, Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc phương án 1.

Bộ Tài chính cho biết, qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy trong bối cảnh nợ công tăng cao, nhiều quốc gia kể cả các nước phát triển có xu hướng cơ cấu lại thu ngân sách Nhà nước theo hướng tăng cường nguồn thu từ thuế gián thu.

de-xuat-tang-thue-gia-tri-gia-tang-len-12-ly-giai-cua-bo-tai-chinh

 Bộ Tài chính đang đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng lên 12%. Ảnh minh họa

 Cụ thể, tăng nguồn thu bù đắp cho nguồn thu giảm do giảm thuế thu nhập (TNDN và TNCN), các nước chuyển hướng sang tăng thuế tiêu dùng (GTGT và TTĐB).

Số lượng quốc gia áp dụng thuế GTGT/thuế hàng hoá và dịch vụ ngày càng tăng, nếu như năm 2004 là 140 nước thì đến năm 2014, 2016 các con số tương ứng lần lượt là 160 và 166 nước.

Cùng với việc tăng số lượng các nước sử dụng thuế GTGT để điều tiết tiêu dùng cũng như tăng số thu ngân sách thì xu thế tăng thuế suất GTGT cũng diễn ra phố biến.

Theo đó, các nước đều đã tăng thuế suất phổ thông từ năm 2009 – 2016. Thuế suất trung bình tại các nước EU năm 2000 là 19% nhưng đến năm 2014 đã tăng lên gần 21,5%. Các nước OECD cũng có xu hướng tăng thuế GTGT từ mức trung bình 18% năm 2000 lên khoảng 19% năm 2014 và hơn 19% vào năm 2016. Các nước ở châu Á cũng không ngoại lệ khi nhiều nước như Philippines, Ấn Độ, Nhật Bản... đã cơ cấu lại thu ngân sách theo hướng tăng tỷ trọng thuế tiêu dùng trong tổng thu ngân sách từ việc tăng thuế suất thuế GTGT.

Dẫn ra số liệu từ World Bank, Bộ Tài chính cho biết qua thống kê mức thuế suất của 112 nước, có 88 nước có mức thuế suất từ 12 – 25%. Trong đó có 56 nước có mức thuế suất từ 17 – 25%, còn lại 24 nước phố biến ở mức hơn 10%.

Đối với các nước xung quanh Việt Nam, Bộ Tài chính cũng chỉ rõ thuế phổ thông đang cao hơn 10%. Cụ thể, ở Lào, Indonesia, Campuchia mức thuế phổ thông là 17%, mức thuế ưu đãi là 13% còn ở Philippines mức thuế suất là 15%.

 

Chiến dịch dọn dẹp vỉa hè: Cho dừng hoạt động 'bãi xe khủng' giữa TP.HCM(VietQ.vn) - Theo Phó chủ tịch UBND quận 1 (TP HCM) ông Đoàn Ngọc Hải, "bãi xe khủng, lớn nhất nước" nằm sau Nhà hát thành phố, không thể để Đội quản lý trật tự đô thị quận 1 quản lý.

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính xem lại quy định không phải kê khai nộp thuế đối với mặt hàng nông sản ở khâu thương mại; rà soát kỹ thêm nhóm hàng hóa dịch vụ cần nâng lên 11-12% hoặc chuyển từ không chịu thuế giá trị gia tăng sang chịu thuế giá trị gia tăng.

Lâm Anh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang