Đưa robot vào hỗ trợ y bác sĩ điều trị bệnh nhân Covid-19
Robot hình người do Tesla chế tạo có gì đặc biệt?
Thử nghiệm robot làm sạch COVID-19 tại sân bay
Chế tạo thành công robot biết 'pha trò', mang lại niềm vui cho bệnh nhân Covid-19
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, với sự phối hợp của TP.HCM, Bộ Y tế đã triển khai 4 trung tâm hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân Covid-19 tại TPHCM, do các BV Trung ương phụ trách.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TPHCM cho biết, cũng như 3 Trung tâm Hồi sức người bệnh Covid-19 do các bệnh viện trung ương phụ trách tại TP.HCM, trung tâm này của BV Trung ương Huế được chuẩn bị kỹ lưỡng về trang thiết bị và nhân lực. Các thiết bị đều rất hiện đại, vật tư y tế, thuốc men được huy động đầy đủ để điều trị các bệnh nhân Covid-19 nặng.
Sau khi đi vào hoạt động, Trung tâm đã vận hành với tần suất làm việc cường độ cao của các y bác sĩ. Trung tâm tổ chức đón nhận bệnh nhân nặng từ các bệnh viện dã chiến và các cơ sở y tế tuyến huyện chuyển lên, các lối đi vào đều được phân luồng khoa học. Trước khi tiếp nhận, thông tin về tình hình từng ca bệnh đã được bác sĩ nắm vững nên phân loại, đưa ngay vào phòng điều trị.
GS Phạm Như Hiệp, Giám đốc BV Trung ương Huế, chia sẻ: Máy thở, oxy, robot lẫn các thiết bị khác đã lắp đặt hoàn chỉnh và chạy thử, đáp ứng tốt nhu cầu điều trị. Tất cả y bác sĩ đều đã xác định làm việc với tinh thần cao nhất. Hiện có gần 400 y bác sĩ có mặt tại trung tâm, trong đó lực lượng chủ lực là các y bác sĩ của BV Trung ương Huế. Bên cạnh đó còn có Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Việt Nam - Cuba Đồng Hới, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam…
Ngoài chuyên gia, y bác sĩ giàu chuyên môn, nhiệt huyết, các công nghệ và thiết bị hiện đại đặc biệt là Robot đã đưa vào hoạt động tại Trung tâm Hồi sức Bệnh viện Trung ương Huế. Robot do Th.S Huỳnh Thúc Minh trực tiếp nghiên cứu, sản xuất. 3 con Robot vừa đưa vào hoạt động có thể nói chuyện với bệnh nhân và thông tin cụ thể về tình hình của người bệnh ra ngoài cho bác sĩ. Đồng thời Robot còn vận chuyển thức ăn, đồ uống, vật tư tiêu hao, giúp y bác sĩ giảm áp lực và giảm tiếp xúc với bệnh nhân, tránh bị lây nhiễm trong quá trình điều trị, đồng thời giảm nguồn lây Covid-19 ra cộng đồng.
Robot mang tên Vibot này nặng 60 kg, tốc độ di chuyển 30 m/phút, hoạt động trong 12 giờ liên tục, sau khi hết pin tự động tìm về trạm sạc.
Vibot có thể thay thế được 3-5 nhân viên y tế (hoạt động phía trong - nơi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân) hoạt động theo chương trình nạp sẵn hoặc theo chỉ thị trực tiếp của người dùng.
An Nguyên (t/h)