Dùng thực phẩm chức năng không đúng cách cũng có nguy cơ hại sức khỏe

author 06:01 02/09/2022

(VietQ.vn) - Nhiều người nghĩ rằng thực phẩm chức năng an toàn nên vô tư sử dụng tuy nhiên sản phẩm này cũng giống như thuốc có thể gây ra dị ứng, nhiễm độc.

Thực phẩm chức năng cũng có nguy cơ gây dị ứng

Chuyên gia dược học Nguyễn Hữu Đức- từng công tác tại Khoa Dược, Đại học Y dược TP.HCM cho biết, thực phẩm chức năng là những chế phẩm bắt nguồn từ thực phẩm đã được thay đổi thành phần qua chế biến, bổ sung nhằm đưa đến tác dụng nào đó có lợi cho sức khỏe ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng cơ bản.

Các sản phẩm thực phẩm chức năng được bày bán với bao bì chai lọ giống chai lọ thuốc và dạng bào chế là viên nén, viên nang giống y như viên thuốc nhưng không được xem là thuốc.

Khi quảng cáo thực phẩm chức năng phải ghi khuyến cáo "Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”

 Thực phẩm chức năng cũng gây dị ứng cần thận trọng khi dùng. Ảnh minh họa

Ngoài ra nếu chế phẩm bào chế từ dược liệu đăng ký là thuốc thì đó được xem là thuốc, nhưng đăng ký là thực phẩm chức năng thì đó không phải là thuốc mà là thực phẩm chức năng. Trong nhiều trường hợp, thực phẩm chức năng là trung gian giữa thực phẩm và thuốc. Vì vậy, nếu thuốc nói chung có thể gây dị ứng thì thực phẩm chức năng cũng có thể gây tác dụng hết sức bất lợi này.

Bản thân các dược thảo, chế phẩm bắt nguồn từ thực phẩm có trong thực phẩm chức năng không gây dị ứng nhưng các tá dược hay chất bảo quản có trong thực phẩm chức năng (nên lưu ý bất cứ thực phẩm chức năng nào cũng đều chứa tá dược và chất bảo quản) đều có nguy cơ gây dị ứng, thậm chí gây dị ứng rất nặng.

Đề cập tới vấn đề này các bác sĩ tại Bệnh viện Da liễu Trung ương cũng cho rằng, dù thực phẩm chức năng rất tốt bởi nó không chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản mà còn có chức năng phòng chống bệnh tật và tăng cường sức khỏe nhờ các chất chống ôxy, chất xơ và một số thành phần khác. Tuy nhiên, không phải tốt là an toàn tuyệt đối với tất cả mọi người. Vì đây là sản phẩm nằm giữa ranh giới thực phẩm và thuốc nên những ai dị ứng với thành phần nào đó của thuốc hay thực phẩm nên cẩn trọng khi sử dụng. Chẳng hạn người có tiền căn dị ứng với một loại vitamin, nguyên tố vi lượng hay hải sản, đồ tanh nào đó mà trong loại thực phẩm chức năng này lại chứa một trong những thành phần đó thì khả năng dị ứng sau sử dụng là rất cao.

Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng các sản phẩm thực phẩm chức năng xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường, nguồn nguyên liệu đa dạng nên việc sử dụng cũng cần thận trọng, nhất là với những cơ địa mẫn cảm.

Không nên dùng thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh

Trên thực tế đã có không ít trường hợp bị dị ứng khi sử dụng thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh. Đơn cử, theo thông tin từ Bệnh viện Da Liễu TPHCM, thời gian qua, liên tục ghi nhận các trường hợp bệnh nhân dị ứng thực phẩm chức năng gây nên các hội chứng nguy hiểm, tiên lượng tử vong cao.

Những tổn thương này hiện diện trên 60% cơ thể của nữ bệnh nhân 25 tuổi. Tổn thương lan cả đến niêm mạc mắt, miệng, mũi của chị. Bệnh nhân cho biết chị có bệnh vảy nến, được người quen giới thiệu thực phẩm chức năng để điều trị, tăng đề kháng, làm đẹp da, thải độc tố, nên chị đã mua bộ gồm 7 sản phẩm với giá gần 5 triệu đồng. Dùng được 1 tuần, các nốt ban bắt đầu xuất hiện và nặng dần. Bệnh nhân được các bác sĩ chẩn đoán bị hoại tử thượng bì nhiễm độc, còn gọi là hội chứng Lyell, do dị ứng thực phẩm chức năng.

Tương tự một bệnh nhân tại Hà Nội bị bệnh lupus ban đỏ từ nhiều năm nay, chạy chữa không khỏi nên như “bắt được vàng” khi nghe người quen giới thiệu về một loại thực phẩm chức năng chữa khỏi căn bệnh này. Tuy nhiên, chỉ sau 3 ngày sử dụng, chị bắt đầu có cảm giác nôn nao, khó chịu và đau bụng. Một tuần sau, toàn thân chị H. bắt đầu nổi mẩn đỏ, phát ban ngứa ngáy, nhiều vùng da mặt xuất hiện những bọng nước. Gia đình đưa chị H. tới bệnh viện. Tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai, chị H. được chẩn đoán nhiễm độc gan, thận và dị ứng trên da do sử dụng thực phẩm chức năng.

Do đó để phòng tránh tình trạng dị ứng thực phẩm chức năng người tiêu dùng không nên sử dụng bừa bãi, chỉ dùng khi thật sự cần thiết và luôn cảnh giác rằng nguy cơ bị dị ứng có thể xảy ra. 

Khi đang dùng thuốc hay bất cứ thực phẩm chức năng nào nếu xảy ra các phản ứng bất thường như: ngứa, nổi mề đay, khó thở, hoặc cảm thấy rất khó chịu thì ngưng ngay thuốc đó, đến tái khám ở bác sĩ đã chỉ định thuốc để bác sĩ cho hướng xử trí thích hợp (có thể phải đổi thuốc nếu đang dùng thuốc gây dị ứng).

Khi đã bị dị ứng loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào tuyệt đối không dùng loại thuốc đó. Khi đi khám ở bác sĩ hoặc đến nhà thuốc mua thuốc phải thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết những loại thuốc và thực phẩm chức năng đã bị dị ứng trước đây và những loại thuốc hiện đang dùng.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11494:2016 về Thực phẩm chức năng - Xác định hàm lượng lycopen - Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao để xác định all-trans-lycopen và lycopen tổng số trong thực phẩm chức năng.

Giới hạn định lượng đối với all-trans-lycopen và các đồng phân cis trong thực phẩm chức năng dạng viên nén, viên nang tối thiểu 0,1 mg và lycopen dạng nguyên liệu phân tán trong nước hoặc trong dầu khi có mặt các carotenoid khác như β-caroten, α-caroten và xanthophyll lớn hơn 0,2 %.

Thuốc thử

Trong suốt quá trình phân tích, chỉ sử dụng các loại thuốc thử đạt chất lượng phân tích và chỉ sử dụng nước ít nhất là loại 3 TCVN 4851:1999 (ISO 3696:1987) Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử, trừ khi có quy định khác.

n-Hexan, độ tinh khiết tối thiểu 99 %, dùng cho sắc ký lỏng.

Etanol (C2H5OH), độ tinh khiết tối thiểu 99,5 %, dùng cho sắc ký lỏng.

Metanol (CH3OH), độ tinh khiết tối thiểu 99,8 %, dùng cho sắc ký lỏng.

Diclometan (CH2Cl2), độ tinh khiết tối thiểu 99,5 %, dùng cho sắc ký lỏng. Dung dịch bền trong vòng 1 tháng.

Axetonitril, độ tinh khiết tối thiểu 99,9 %, dùng cho sắc ký lỏng

N-ethyldiisopropylamin, độ tinh khiết tối thiểu 98 %.

Propanol, độ tinh khiết tối thiểu 98 %.

Protex 6L, chế phẩm enzym protease kiềm tính có nguồn gốc từ vi khuẩn, hòa tan được trong nước.

Amoni axetat, độ tinh khiết tối thiểu 98 %.

Butylat hydroxytoluen (BHT), 2,6-Di-tert-butyl-p-cresol, độ tinh khiết tối thiểu 99 %.

Kali dihydrophosphat (KH2PO4), độ tinh khiết tối thiểu 99 %.

Natri hydroxit (NaOH), độ tinh khiết tối thiểu 98 %.

Axit dinatri ethylendiaminetetraaxetic (EDTA) ngậm hai phân tử nước, độ tinh khiết tối thiểu 99 %.

Natri dodecyl sulfat, độ tinh khiết tối thiểu 99 %.

Dung dịch amoni axetat, 0,2 %.

Hòa tan 0,5 g amoni axetat (4.9) trong 250 ml nước. Dung dịch bền trong vòng 1 tháng khi được bảo quản ở 5 °C.

Dung dịch natri hydroxit (NaOH), 4 M.

Hòa tan 16 g natri hydroxit (4.12) trong 100 ml nước.

Pha động: Hòa tan 50 mg BHT (4.10) trong 20 ml 2-propanol (4.7) đựng trong bình định mức 1 lít (5.10) và thêm 0,2 ml N-ethyldiisopropylamin (4.6), 25 ml dung dịch amoni axetat 0,2 % (4.15), 455 ml axetonitril (4.5) và khoảng 450 ml metanol (4.3). Để hỗn hợp nguội đến thể tích không đổi. Làm ấm đến nhiệt độ phòng và thêm metanol (4.3) đến vạch. Dung dịch bền trong 2 ngày...

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang