Giấy nợ viết tay có giá trị pháp lý thế nào?

authorLan Ninh 19:03 02/12/2016

(VietQ.vn) - Tôi bị kết luận làm thất thoát tiền của một UBND xã, chủ tịch xã lại yêu cầu tôi viết giấy nợ. Giấy nợ viết tay có giá trị pháp lý thế nào?

Sự kiện: Tư vấn pháp luật vietq

Độc giả P.T.N (Hải Dương): Tôi làm thủ quỹ của một Ủy ban nhân dân xã, sau 3 năm làm việc thì bị kế toán xã đơn phương kết luận là làm thất thoát số tiền lớn. Ông chủ tịch ủy ban xã này tự tổ chức cuộc hơp kín nội bộ giữa tôi và chủ tịch cùng với kế toán. Sau khi họp xong ông và kế toán lại một lần nữa tự ra kết luận là tôi làm thất thoát 133 triệu đồng. Tôi yêu cầu đưa sự việc ra cấp có thẩm quyền cao hơn để giải quyết tìm rõ sự việc. Khi tôi xin nghỉ việc thì chủ tịch xã ra điều kiện là viết giấy nợ 133 triệu đó rồi nghỉ, khi nào ông ấy điều tra được thì sẽ trả giấy nợ ấy lại rồi xử lý công bằng cho tôi.

Giấy nợ viết tay có giá trị pháp lý thế nào?

Giấy nợ viết tay có giá trị pháp lý thế nào? Ảnh minh họa 

Do tin tưởng ông ấy sẽ điều tra được cho tôi, và tôi không muốn tiếp tục làm việc trong điều kiện như thế nữa nên tôi đã viết giấy nợ với số tiền 133 triệu. Nhưng đặc biệt là người mà tôi thiếu nợ ghi trong giấy nợ mà ông ta yêu cầu tôi viết tay không phải tên ông ta mà là tên của Vợ ông (giấy nợ tôi có ký tên rõ ràng). Tôi đã đợi 7 tháng nay nhưng không nghe ủy ban hay ông chủ tịch nhắc lại chuyện thất thoát tiền bạc liên quan tới ủy ban, mà chỉ nhắc tôi đang thiếu nợ dựa trên giấy nợ đã ký, và bắt tôi phải trả tiền. Tôi cần bằng chứng gì để đưa sự việc ra pháp luật? Giấy nợ mà ông ta yêu cầu tôi viết là nợ tiền của một người khác ấy có giá trị pháp lý như thế nào?

Luật sư trả lời:

Theo quy định pháp luật thì "viết giấy nợ" là xác định nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ trả tiền) mà người viết giấy có trách nhiệm phải thực hiện để trả tiền, tài sản cho người được ghi là chủ nợ trong giấy.

Giả danh là cán bộ của công ty xổ số để lừa đảo hàng tỷ đồng(VietQ.vn) - Dinh và Tuấn đã lên mạng để tìm thông tin cá nhân, số điện thoại sau đó giả danh là cán bộ của công ty xổ số để lừa đảo hàng tỷ đồng.

Nếu người viết giấy nhận nợ mà tỉnh táo, minh mẫn, tự nguyện vết giấy nhận nợ thì giấy đó có giá trị hiệu lực và phải thực hiện theo giấy nhận nợ đó. Nếu giấy nhận nợ đó bị ép buộc viết, không minh mẫn khi viết hoặc bị lừa dối để phải viết  thì giấy đó không phát sinh nghĩa vụ trả tiền của người viết giấy.

Nếu bạn là thủ quỹ, là người giữ tiền, quản lý tiền mà để mất mát thì bạn phải bồi thường số tiền đó cho tổ chức.

Vì vậy, nếu vụ việc không thể giải quyết nội bộ thì bạn có thể đưa tới tòa án để được giải quyết theo quy định pháp luật.

Luật sư Đặng Văn Cường

Văn phòng luật sư Chính Pháp

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang