Hà Nội xử lý 6 đối tượng bán thuốc xương khớp giả từ lá và thân cây cho người dân với giá cao
Hành trình trải nghiệm đầy ý nghĩa với chuỗi sự kiện ‘Gieo mầm thiện tâm’ ngay trong ngày đầu tiên
TCVN 13518:2022 xác định hàm lượng flo trong thức ăn chăn nuôi
Vĩnh Phúc: Thu giữ lượng lớn phụ kiện điện thoại không có nhãn phụ bằng tiếng Việt
Trước đó, qua quá trình nắm tình hình địa bàn và theo dõi các hội nhóm trên mạng xã hội, Đội Cảnh sát hình sự Công an huyện Ba Vì đã phát hiện nhóm đối tượng do Trần Huy Hoàng cầm đầu, đăng tải quảng cáo giả danh một nhà tu hành ở tỉnh Đồng Nai để bán thuốc chữa bệnh xương khớp, nhưng không có công dụng nhằm thu lời bất chính.
Trước tính chất phức tạp của vụ việc, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Ba Vì đã xác lập chuyên án đấu tranh, triệt phá ổ nhóm lừa đảo này và thu giữ gồm 42 điện thoại di động, 15 máy tính cá nhân, 11 xe máy, 1 máy tạo viên thuốc, 16 gói thuốc lá cây, cùng nhiều tài liệu khác.
Mở rộng điều tra lực lượng chức năng đã thu giữ thêm 41 hộp thuốc chữa xương khớp và dạ dày từ 15 bị hại ở các quận, huyện của Hà Nội và các tỉnh miền Bắc. Tổng số đơn hàng mà nhóm này đã giao thành công lên tới hơn 1.400 đơn với tổng trị giá tiền khoảng 2,8 tỷ đồng.
Để bán hàng hiệu quả, các đối tượng phân công nhiệm vụ cho từng người để quảng cáo, giới thiệu và tư vấn trên mạng xã hội Facebook. Lập tạo lập nhóm trên Telegram để điều hành nhân viên tư vấn bán sản phẩm.
Những loại thuốc mà nhóm đối tượng này bán được chế tạo từ các lá và thân cây như cây sung nước, cây xấu hổ, lá lốt, cây máu người... với giá nhập chỉ khoảng 17.000-25.000 đồng nhưng được bán ra với giá 250.000-300.000 đồng một hộp.
Nhóm đối tượng đã dùng nhiều loại lá và thân cây để chế tạo ra thuốc điều trị xương khớp giả. Ảnh minh họa
Trước vụ việc trên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Ba Vì khuyến cáo người dân cần cẩn trọng hơn khi mua các sản phẩm liên quan đến sức khỏe qua mạng xã hội, nên đến trực tiếp các cơ sở y tế và nhà thuốc được cấp phép để tránh trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo này.
Bác sĩ Nguyễn Thị Linh Nga, Bệnh viện 71 Trung ương khuyến cáo, bệnh nhân bị đau xương khớp nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và dùng thuốc theo phác đồ điều trị bệnh, không tự ý mua thuốc ở nhà, không nghe theo lời quảng cáo trên mạng. Việc tự ý dùng thuốc giảm đau có chứa nhiều Corticoid theo mách bảo của người quen, theo quảng cáo trên mạng sẽ gây rất nhiều tác dụng phụ như: Viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, hội chứng Cushing, suy thận, loãng xương, đái tháo đường, tăng huyết áp…
Còn theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), thuốc Đông y, hay còn gọi là thuốc y học cổ truyền, ngày càng được nhiều người người sử dụng giúp bồi bổ sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật. Tuy nhiên cũng giống như thuốc Tây y, khi sử dụng không đúng cách dẫn đến "tiền mất tật mang", thậm chí nguy hiểm tới cả tính mạng của người sử dụng.
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc y học cổ truyền không rõ nguồn gốc, chất lượng kém. Do vậy, bên cạnh việc tăng cường kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng, thì mỗi người dân cũng phải nâng cao nhận thức khi quyết định sử dụng các loại sản phẩm này. Nên sử dụng thuốc Đông y có nguồn gốc, được kiểm định rõ ràng, vì thực tế, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều bằng chứng về việc trong thuốc Đông y có trộn thành phần thuốc Tây, khi dùng lâu ngày có thể gây tác dụng phụ bất lợi. Khi đi khám, nên tìm những cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp và người khám có chứng chỉ hành nghề. Ðặc biệt, không nên tìm mua thuốc Đông y qua mạng xã hội khi chưa được kiểm chứng.
Thông tư Số: 38/2021/TT-BYT quy định chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền
Thông tư này do Bộ Y tế ban hành quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng; công bố chất lượng dược liệu; kiểm nghiệm chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền; truy xuất nguồn gốc, xuất xứ và thủ tục thu hồi, xử lý dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền vi phạm.
Dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền phải áp dụng tiêu chuẩn chất lượng theo dược điển hoặc tiêu chuẩn cơ sở. Tiêu chuẩn chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền được trình bày theo Thông tư này.
Cơ sở kinh doanh dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền phải tiến hành thẩm định, đánh giá phương pháp kiểm nghiệm mà cơ sở công bố áp dụng. Việc thẩm định tiêu chuẩn, phương pháp kiểm nghiệm phải được thực hiện tại cơ sở kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt phòng thí nghiệm thuốc (GLP) hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
Áp dụng dược điển Việt Nam và dược điển các nước trên thế giới: Cơ sở kinh doanh dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được áp dụng Dược điển Việt Nam hoặc dược điển các nước trên thế giới nhưng chỉ tiêu chất lượng và mức chất lượng quy định trong dược điển không thấp hơn Dược điển Việt Nam.
Cơ sở nhập khẩu dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền vào Việt Nam thì phải áp dụng dược điển của nước xuất khẩu. Trường hợp chỉ tiêu chất lượng và mức chất lượng quy định trong dược điển nước xuất khẩu thấp hơn Dược điển Việt Nam thì áp dụng Dược điển Việt Nam hoặc dược điển của các nước có chỉ tiêu chất lượng và mức chất lượng quy định trong dược điển cao hơn Dược điển Việt Nam.
Việc áp dụng dược điển phải áp dụng toàn bộ quy định về chỉ tiêu chất lượng, mức chất lượng tại chuyên luận dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền tương ứng và phương pháp kiểm nghiệm chung quy định tại dược điển đó. Việc áp dụng phương pháp kiểm nghiệm trong từng chuyên luận của thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc được ghi trong dược điển thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện.
An Dương (T/h)