Hơn 7 nghìn cơ quan công bố áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001

author 06:24 27/08/2019

(VietQ.vn) - Thông tin trên được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đưa ra tại hội thảo công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng các tỉnh, thành phố 2019 diễn ra mới đây tại Quy Nhơn.

Sự kiện: CHÀO MỪNG 60 NĂM THÀNH LẬP NGÀNH TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

Theo báo cáo, hoạt động triển khai xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước thời gian qua đã được các tỉnh, thành phố tích cực triển khai thực hiện Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

Đã có 2.393 cơ quan thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001 công bố áp dụng HTQLCL. 

Theo bà Nguyễn Thị Mai Hương - Quyền Vụ trưởng Vụ Đánh giá hợp chuẩn hợp quy, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, nhờ nỗ lực của các địa phương triển khai thực hiện Quyết định 19, việc xây dựng, áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001 đã đạt được kết quả đáng ghi nhận.

Đến nay, đối với cơ quan thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001 trong tổng số 2.468 cơ quan, đã có 2.393 cơ quan công bố áp dụng HTQLCL. Đối với cơ quan thuộc đối tượng khuyến khích áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001 đã có 4.983 cơ quan công bố áp dụng HTQLCL.

Áp dụng HTQLCL trong cơ quan hành chính được xác định như một công cụ quan trọng hỗ trợ cho các cơ quan hành chính nhà nước trong việc chuẩn hóa các quá trình giải quyết công việc, cải tiến phương thức làm việc với mục tiêu hướng tới sự hài lòng của tổ chức, công dân có liên quan; xây dựng một HTQLCL vào hoạt động của cơ quan để giảm thiểu phiền hà, nhũng nhiễu, minh bạch hóa các quy trình giải quyết thủ tục hành chính. Tuy nhiên theo đánh giá, vẫn có những điểm không phù hợp chưa được các địa phương chủ động như không thực hiện duy trì hoặc duy trì ở mức độ hình thức, chưa thường xuyên rà soát, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật vào HTQLCL..

"Đa số các đơn vị đã xây dựng, áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001 đều thực hiện tốt việc duy trì HTQLCL, những vẫn còn một số hạn chế, mà nguyên nhân là do sự thay đổi của các VBQPPL liên quan đến các quy trình; việc đánh giá nội bộ còn mang tính hình thức, nội dung và chất lượng đánh giá còn hạn chế...", bà Hương cho biết.

Một số tỉnh, thành phố đã đưa hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì HTQLCL là một trong các tiêu chí chấm điểm thi đua giữa các cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương (Bắc Giang, Hà Giang, Bình Dương, Kiên Giang …). "Đây được xem là một giải pháp hữu hiệu để tăng tính hiệu lực và hiệu quả của hoạt động xây dựng và áp dụng HTQLCL vào các cơ quan hành chính nhà nước", bà Hương cho hay.

Hiện nay nhiều tỉnh, thành phố các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng địa phương đã và đang nghiên cứu để triển khai chuyển đổi áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2015 như: tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch chuyển đổi; gửi văn bản hướng dẫn lộ trình, kế hoạch chuyển đổi đến các cơ quan, đơn vị hành chính trên địa bàn; xây dựng kế hoạch tập huấn chuyển đổi; thực hiện chuyển đổi áp dụng.

Trong đó đáng lưu ý là tỉnh Trà Vinh đã sớm tiến hành chuyển đổi từ năm 2017; đến nay toàn tỉnh có 139 cơ quan hành chính và đơn vị đã xây dựng, cải tiến, chuyển đổi và áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2015.

Bên cạnh đó, một số Chi cục đã xây dựng và triển kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2015 (ISO điện tử) trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước như: TP. Hồ Chính Minh, Cà Mau, Long An, Kiên Giang... Việc ứng dụng công nghệ thông tin này sẽ giúp các hoạt động ISO của cơ quan đã áp dụng được thực hiện một cách dễ dàng, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian cũng như công sức làm việc của đội ngũ cán bộ, chuyên viên phụ trách quản lý ISO.

Có thể nói, việc triển khai áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001 vào hoạt động cơ quan hành chính nhà nước đã xây dựng được các quy trình giải quyết công việc một cách khoa học; hạn chế đến mức thấp nhất tiêu cực có thể xảy ra trong thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức; góp phần tích cực trong việc thực hiện cơ chế "một cửa; một cửa liên thông" theo quy định của Chính phủ, đồng thời là công cụ hỗ trợ đắc lực phục vụ công tác cải cách hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

Kiên Giang: Đa số cơ quan hành chính đã áp dụng ISO hành chính công(VietQ.vn) - Đã có 42 trong tổng số 66 cơ quan hành chính ở Kiên Giang đã thông báo thực hiện công bố hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008.

Bảo Anh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang