Hướng tới chính phủ số để quản lý nhà nước thông minh hơn

author 06:27 03/08/2019

(VietQ.vn) - Định hướng áp dụng và phát triển các công nghệ của cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 giai đoạn 2021-2030 bao gồm Áp dụng các công nghệ của CMCN 4.0 trong xây dựng chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số để quản lý nhà nước thông minh hơn, nhanh hơn, minh bạch hơn...

Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng dự thảo Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Theo nội dung được đề cập trong chiến lược, định hướng áp dụng và phát triển các công nghệ của CMCN 4.0 giai đoạn 2021-2030 bao gồm áp dụng các công nghệ của CMCN 4.0 trong xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số để quản lý nhà nước thông minh hơn, nhanh hơn, minh bạch hơn và hiệu lực, hiệu quả hơn; đem lại sự hài lòng cao cho người dân và doanh nghiệp.

Các ngành, lĩnh vực ưu tiên thực hiện nâng cấp, chuyển đổi công nghệ bao gồm hành chính công, điện - nước, y tế, giáo dục, chế tạo, nông nghiệp, vận tải và kho vận, thương mại, thông tin và truyền thông, tài chính – ngân hàng. Các công nghệ ưu tiên phát triển bao gồm kết nối di động 5G và sau 5G; trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, internet vạn vật, an ninh mạng...

Ảnh minh họa 

Ngoài ra, trong dự thảo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn đề cập đến việc áp dụng các công nghệ của CMCN 4.0 để nâng cấp, chuyển đổi hệ thống sản xuất và kinh doanh hiện tại nhằm tối ưu hóa phân bổ nguồn lực, phát triển sản xuất, kinh doanh nhanh hơn, cắt giảm chi phí, tìm kiếm thêm thị trường trong nước và quốc tế, nâng cao năng suất của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2025, hạ tầng internet cáp quang và internet di động băng rộng tốc độ cao (4G và 5G) phủ sóng toàn bộ các xã, tỷ lệ người dân sử dụng internet đạt 90%; đến năm 2030, tỷ lệ người dân sử dụng internet đạt 100%.

Đến năm 2025, 100% các cơ quan hành chính thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 100% các đơn vị sự nghiệp công ứng dụng CNTT trong giao tiếp với người dân và áp dụng thanh toán trực tuyến hoặc thanh toán bằng thiết bị di động...

Chiến lược cũng đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện gồm hoàn thiện thể chế kinh tế và cải cách thủ tục hành chính; phát triển hạ tầng kết nối, xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu; phát triển nguồn nhân lực; áp dụng công nghệ, chuyển đổi quản trị khu vực công...

Bảo Lâm

Thủ tướng: Việt Nam sẽ tạo bứt phá về Chính phủ điện tử trong năm 2019(VietQ.vn) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại lễ ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa Văn phòng Chính phủ và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) về phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam, chiều 30/5.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang