Khám phá hệ thống phòng không mạnh nhất của Israel

author 16:39 24/12/2015

(VietQ.vn) - Iron Dome là một hệ thống phòng thủ phòng không di động trong mọi điều kiện thời tiết, được phát triển bởi Hệ thống phòng thủ tối tấn (Rafael Advanced Defense Systems).

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Hệ thống phòng thủ phòng không Iron Dome được thiết kế nhằm đánh chặn, phá hủy tên lửa tầm ngắn và đạn pháo có quỹ đạo nhắm đến một khu vực đông dân cư từ khoảng cách 4 - 70 km. Hệ thống sử dụng công nghệ tối tấn này được ra đời nhằm đối phó với mối đe doạ tên lửa tấn công vào dân thường Israel trên khu vực biên giới phía Bắc và phía Nam.

Iron Dome chính thức hoạt động vào ngày 27/3/2011 gần Beersheba, Israel. Ngày 07/4/2011, hệ thống lần đầu tiên đã chặn thành công tên lửa Grad phóng ra từ dải Gaza. Ngày 10/3/2012, tờ The Jerusalem Post đưa tin rằng, hệ thống đã bắn hạ 90% tên lửa phóng từ dải Gaza nhằm vào các khu vực đông dân cư của Israel. Tháng 11/2012, Iron Dome đã chặn được hơn 400 tên lửa. Iron Dome bao gồm 3 thành phần: Radar theo dõi và phát hiện; thiết bị kiểm soát vũ khí và quản lý chiến trường (BMC); và hệ thống giàn phóng tên lửa.

Khám phá hệ thống phòng không mạnh nhất của IsraelHệ thống phòng thủ phòng không Iron Dome 

Vào 15/11//2012, hệ thống phòng thủ Iron Dome đánh chặn tên lửa phóng từ dải Gaza ở thành phố cảng Ashdod, Israel. Hệ thống này có thể cùng lúc bắn các cụm tên lửa đồng thời đánh chặn nhiều mục tiêu. Hệ thống radar phát hiện tên lửa hoặc đạn pháo đối phương khi chúng được đưa ra. BMC là bộ não của hệ thống, có nhiệm vụ tính toán quỹ đạo tên lửa và dự kiến nơi sẽ hạ cánh. BMC có khả năng theo dõi và bắn vào nhiều mục tiêu cùng một lúc.

Nếu một tên lửa được bắn hướng đến khu vực có rủi ro thấp, chẳng hạn một cánh đồng trống, hệ thống Iron Dome sẽ không tiêu diệt loại tên lửa này. Tuy nhiên, nếu một tên lửa hướng đến mục tiêu nhạy cảm, trong trường hợp này là một khu vực đông dân cư thì Iron Dome sẽ phóng tên lửa Tamir đánh chặn và tiêu diệt nó.

Hệ thống này có khả năng nhận ra nơi tốt nhất để đánh chặn các mục tiêu đi vào cùng quỹ đạo với nó, đồng thời cố gắng tránh các mảnh vỡ rơi xuống khu vực dân cư. Do tốc độ của mục tiêu rất nhanh, vì vậy việc tính toán quỹ đạo và quyết định khởi động được thực hiện trong thời gian chỉ vài giây.

Các tên lửa đánh chặn Tamir có chi phí khoảng 40.000 USD, có thể được bắn trong mọi loại thời tiết, ngày hay đêm.  Khi xác định được mục tiêu, radar trên bo mạch tên lửa sẽ đưa nó tới gần mục tiêu nhất có thể. Các đầu đạn mang theo sẽ phát nổ, phá hủy cả tên lửa Tamir và mục tiêu.

Việc lắp đặt Iron Dome có thể cần tới cả một chiếc xe tải, và thường cần một đơn vị radar kiểm soát 3 bệ phóng. Khi nạp đầy đủ, mỗi bệ phóng sẽ có 20 tên lửa. Các bệ phóng có thể được gộp lại, hoặc trải ra để kiểm soát một vùng diện tích lớn hơn. Các căn cứ Iron Dome thường được thiết lập với bán kính phủ sóng lên tới 70 km.

Kim Oanh


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang