Không phải cứ chậm cắt dây rốn là tốt cho trẻ mà hãy coi chừng những hiểm họa này

author 19:59 12/03/2018

(VietQ.vn) - Việc chậm cắt dây rốn cho trẻ không phải lúc nào cũng tốt cho trẻ, trong một số trường hợp còn có thể gây nguy hiểm.

Dẫn nguồn thông tin từ Gia Đình Mới, hiện nay, cộng đồng mạng chia sẻ rầm rộ hình ảnh các bé sơ sinh chậm cắt dây rốn với thông điệp “cắt dây rốn chậm ở trẻ sơ sinh không chỉ là tình yêu mà còn là nhân đạo”.

Những người ủng hộ chỉ ra hàng loạt lợi ích của phương pháp như cho phép trẻ nhận nhiều máu dây rốn hơn và các tế bào gốc quan trọng di chuyển từ mẹ sang nhau thai.

Không phải cứ chậm cắt dây rốn là tốt cho trẻ mà hãy coi chừng những hiểm họa này

Không phải lúc nào cũng được cắt dây rốn chậm cho trẻ vừa sinh. Ảnh minh họa 

Bác sĩ Trần Vũ Quang – Khoa Phụ sản, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương cho biết, xét về lợi ích, việc kẹp chậm dây rốn từ 30 s – 60 s giúp trẻ có thể nhận được 1/3 lượng máu mà cơ thể bé cần, từ đó, giúp tăng các yếu tố kháng thể.

Theo một số nghiên cứu, kẹp chậm còn giúp hạn chế vàng da ở trẻ. Tuy nhiên, việc kẹp chậm chỉ kéo dài tối đa từ 3 - 5 phút khi mạch rốn ngừng đập.

Cũng theo bác sĩ Trần Vũ Quang, với trường hợp sản phụ mắc các bệnh lây nhiễm như giang mai, viêm gan B thì không được phép kẹm chậm dây rốn. Trong trường hợp này, ngoài việc tiêm xạ huyết thanh phòng bệnh cho con, bác sĩ phải cắt dây rốn cho trẻ càng sớm càng tốt. Điều đó nhằm giúp để máu nhiễm bệnh của mẹ không truyền vào cơ thể trẻ, giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh cho trẻ.

Chữa thủy đậu bằng cách tắm nước gốc rạ coi chừng 'Thần chết' đoạt mạng(VietQ.vn) - Một số người ở vùng nông thôn chữa thủy đậu bằng cách tắm nước gốc rạ, uống nước gốc rạ, đây là một phương pháp có thể gây nguy hiểm cho người mắc bệnh.

Cùng ý kiến trên, Ths. Bs Mai Trọng Hưng – Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chia sẻ, tùy vào tình trạng của mẹ và bé để bác sĩ lựa chọn có thực hiện kẹp chậm hay không. Nếu một trong hai người có vấn đề thì bác sĩ sẽ ưu tiên xử lý y khoa trước, còn việc "cắt chậm dây rốn" sẽ xem xét sau. 

Theo báo Infonet, Tiến sĩ Patrick O'Brien, người phát ngôn của trường Đại học Sản và Phụ khoa thuộc Hoàng gia Anh (RCOG), cho biết: "Trước khi lựa chọn phương pháp không cắt dây rốn, các bà mẹ cần tìm hiểu đầy đủ về những nguy cơ tiềm ẩn. Nếu bánh nhau vẫn được giữ lại sau khi sinh, bánh nhau có nguy cơ bị nhiễm trùng và từ đó lây lan sang cơ thể bé”.

Ông nhấn mạnh: "Bánh nhau đặc biệt rất dễ bị nhiễm trùng vì nó chứa máu, và sau khi dây rốn ngừng đập, thì nhau thai không còn có sự lưu thông, cơ bản là đã “chết”…Nếu phụ nữ lựa chọn không cắt dây rốn, phải theo dõi kĩ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu trẻ bị nhiễm trùng”.

Minh Châu (T/h)
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang