Khuyến cáo xuất khẩu chè sang Liên minh châu Âu đảm bảo quy định

author 11:52 13/12/2018

(VietQ.vn) - Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu tiềm năng của nông sản Việt Nam, trong đó có chè. Tuy nhiên, EU có những yêu cầu khắt khe về an toàn thực phẩm và chất lượng mà Việt Nam cần giải quyết dứt điểm.

Sự kiện: Rào cản thương mại và hội nhập

Việt Nam là một trong những quốc gia có khi hậu, đất đai phù hợp để phát triển cây chè. Bên cạnh đó, việc áp dụng máy móc, công nghệ… hiện đại đang giúp thương hiệu chè Việt Nam nâng cao chất lượng, thâm nhập nhiều thị trường khó tính.

Truy xuất nguồn gốc, vệ sinh và kiểm soát

Để đảm bảo an toàn thực phẩm, các sản phẩn phải được theo dõi trong suốt chuỗi cung ứng, và rủi ro ô nhiễm phải được hạn chế. Triển khai hệ thống quản lý chất lượng có thể là một công cụ quan trọng trong việc kiểm soát các mối nguy hiểm về an toàn thực phẩm.

Chè là một trong những nông sản nổi tiếng tại Việt Nam được nhiều nước biết đến. Ảnh minh họa. 

Sang EU, sản phẩm chè của Việt Nam sẽ được kiểm tra chính thức để đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của châu Âu. Vấn đề phổ biến nhất là tuân thủ các mức dư lượng tối đa (MRLs). Các trường hợp không tuân thủ được đưa vào cơ sở dữ liệu RASSF. Trong trường hợp không tuân thủ (lặp lại), chè từ các nước không tuân thủ được đưa vào danh sách để tăng mức kiểm tra chính thức.

Kiểm soát mức dư lượng tối đa (MRLs) của thuốc trừ sâu trong thực phẩm

Thuốc trừ sâu được cho phép sử dụng trong canh tác chè, nhưng phải được kiểm soát chặt chẽ. Dư lượng thuốc trừ sâu là một vấn đề quan trọng trong thương mại chè, đặc biệt là chè từ các nước châu Á.

Cẩn trọng ô nhiễm trong thực phẩm

Liên minh châu Âu đã thiết lập mức tối đa cho một số chất gây ô nhiễm. Bên cạnh dư lượng thuốc trừ sâu, việc giám sát có thể áp dụng trong: sự nhiễm bẩn bởi vật chất bên ngoài như nhựa và côn trùng là một mối đe dọa khi các quy trình an toàn thực phẩm không được theo dõi cẩn thận.

Dù độc tố nấm mốc nói chung không phải là vấn đề lớn trong sản xuất chè, nhưng tình trạng này có thể khác đối với một số loại trà thảo dược.

Yếu tố vi sinh ở trà dù là một loại hàng hóa có nguy cơ thấp nhưng nhiễm khuẩn với salmonella có thể là một mối đe dọa nghiêm trọng. Luật pháp châu Âu hiện tại không có tiêu chí về vi sinh cho trà. Tuy nhiên, các cơ quan an toàn thực phẩm có thể đưa các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu ra khỏi thị trường hoặc ngăn chặn chúng xâm nhập vào Liên minh Châu Âu khi tìm thấy salmonella trong sản phẩm.

Tháo gỡ rào cản xuất khẩu nông sản Việt Nam vào EU(VietQ.vn) - Xuất khẩu nông sản sang thị trường EU gặp trở ngại là do thiếu tính liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp; sản xuất nhỏ lẻ, tự phát;…

Ghi nhãn người tiêu dùng

Trà đóng gói sẵn được bán cho người tiêu dùng phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt của Liên minh châu Âu về ghi nhãn, trình bày và quảng cáo thực phẩm. Nó quy định tất cả các thông tin phải được đề cập đến trên bao bì của người tiêu dùng, gồm: danh sách các thành phần, khối lượng lương thực và sự hiện diện có thể có của các chất gây dị ứng.

Mặc dù trà thường không chứa chất gây dị ứng, nhưng có thể có chất dị ứng nếu bạn bán hỗn hợp trà thảo dược.

Để chè Việt Nam xuất khẩu sang EU thuận lợi, chuyên gia khuyến cáo, khi cung cấp các sản phẩm đóng gói sẵn, bao bì chuyên nghiệp là điều bắt buộc. Do đó, cần làm việc chặt chẽ với người mua châu Âu để đảm bảo nhãn hàng tuân thủ các nhu cầu của họ.

Luôn thông báo cho người mua khi sản phẩm chứa chất gây dị ứng, ngay cả khi không phụ trách bao bì cuối cùng. Đọc thêm về ghi nhãn sản phẩm thực phẩm tiêu dùng trong trợ giúp xuất khẩu của Liên minh châu Âu.

Triệu Vy

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang