Ngang nhiên kinh doanh lượng lớn quần áo xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

author 10:37 04/11/2020

(VietQ.vn) - Lực lượng QLTT Hà Nội vừa phát hiện và thu giữ lượng lớn quần áo và nhãn giấy có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội cho biết, bằng nghiệp vụ, Đội QLTT số 14 vừa phát hiện và thu giữ một lượng lớn quần áo và nhãn giấy có dấu hiệu xâm phạm quyền của Công ty TNHH May mặc Hoàng Nga.

Thu giữ nhiều hàng hóa là quần áo, nhãn giấy vi phạm quyền sở hữu trí tuệ 

Cụ thể, Đội QLTT số 14 - Cục QLTT Hà Nội đã phối hợp với Đội 7,  Phòng Cảnh sát kinh tế (PC 03) Công an thành phố Hà Nội đột xuất kiểm tra Cơ sở kinh doanh quần áo Trần Thị Thắm, địa chỉ xóm Gốc gạo, Cụm 7, Mỹ Giang, Tam Hiệp, Phúc Thọ, Hà Nội.

Tại đây, lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ 4.336 chiếc quần, áo có dấu hiệu xâm phạm quyền của Công ty TNHH May mặc Hoàng Nga; 35.700 chiếc nhãn giấy có dấu hiệu xâm phạm quyền của Công ty TNHH May mặc Hoàng Nga.

Bên cạnh đó, lực lượng chức năng còn phát hiện cơ sở đang bày bán 600 chiếc quần nhãn hiệu LV có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Bắc Giang xử lý hơn 100 vụ vi phạm về hàng hóa (VietQ.vn) - Theo lực lượng QLTT tỉnh Bắc Giang, chỉ trong thời gian ngắn, đơn vị đã phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm về hàng hóa.

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, tại thời điểm kiểm tra, cơ sở không xuất trình được các giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của các sản phẩm. Ngay sau khi xác minh, Đội QLTT số 14 đã tiến hành lập biên bản tạm giữ toàn bộ số hàng hóa tại cơ sở để tiếp tục điều tra, làm rõ từ đó xử lý theo quy định của pháp luật.

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử lý hình sự

(Điều 212, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)

Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

* Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ

(Điều 213, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009)

1. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Phần này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

3. Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.

An Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang