Kỳ thi Quốc gia 2015: Điểm sơ hở không đáng có ?

author 06:41 16/09/2014

(VietQ.vn) - Một điểm sơ hở không đáng có trong kỳ thi quốc gia 2015 là yêu cầu thi tối thiểu 4 môn.

Sự kiện: Kỳ thi THPT Quốc gia 2017

Không nên quy định cứng 4 môn bắt buộc

Tôi thấy trong qui chế Kỳ thi Quốc gia 2015 vẫn chưa nói rõ về các môn tự chọn tối thiểu. Theo như báo chí viết thì học sinh (HS) sẽ thi bắt buộc 3 môn: Toán, Văn, Ngoại ngữ và 1 môn tự chọn (4 môn này gọi là các môn tối thiểu). Nhưng lại cho phép HS đăng khi thêm các môn tự chọn khác để thi lấy điểm vào ĐH. Như vậy theo cách viết này thì sẽ phân biệt các môn tự chọn thành 2 loại: có 1 môn tối thiểu và nhiều môn tự chọn khác. Điều này rõ ràng không hợp lý. Ví dụ một HS muốn thi vào khoa Hóa hoặc khoa Lý của 1 trường ĐH Khoa học Tự nhiên. HS này sẽ đăng ký thi 2 môn tự chọn là Hóa và Lý.

Kỳ thi Quốc gia 2015: Những sơ hở cần khắc phục

Kỳ thi Quốc gia 2015: Những sơ hở cần khắc phục

Nếu theo trên thì HS này sẽ phải phân biệt và đăng ký 1 môn tự chọn chính thức (ví dụ Hóa) và 1 môn tự chọn thứ 2 là Lý (mặc dù đ/v HS này học Lý, Hóa như nhau không phân biệt chính và phụ). Giả sử khi thi HS đạt điểm thấp môn Hóa (ví dụ điểm 3), vào đạt điểm cao môn Lý (ví dụ đạt 9). Khi đó Bộ sẽ tính điểm thể nào? Nếu tính điểm 3 vào xét TN thì HS này có thể trượt THPT? Trong khi HS này thừa sức đỗ THPT và vào ĐH khoa Lý? Rõ ràng đây là 1 kẽ hở không hỗ trợ tốt cho HS này. 

Vì vậy chỗ này cần điều chỉnh lại ngay qui chế. Tôi đã từng đề nghị điểm này. Việc sửa lại rất đơn giản như sau:

Không phân biệt các môn Tự chọn, hãy coi chúng là như nhau. Khi lấy điểm xét TN THPT thì lấy điểm thi cao nhất của môn Tự chọn. Ví dụ trong trường hợp trên thì điểm Lý sẽ được lấy và tính vào để xét TN THPT và HS này đương nhiên là đỗ (mặc dù điểm Hóa kém). Thay đổi này cần được đưa vào ngay từ lần thi đầu tiên này sẽ làm cho HS lớp 12 yên tâm hơn và không phân biệt tính chính, phụ của các môn Tự chọn nữa.

Bất hợp lý về cụm thi

Vấn đề thứ 2 là các Cụm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2015. Trong qui chế này đã phân biệt 2 loại Cụm thi: Cụm thi cấp TW được giao cho các trường ĐH chủ trì và Cụm thi Địa phương giao cho các Sở GD. chủ trì. Với Cụm thi địa phương chỉ xét TN THPT, không xét ĐH. Theo tôi đây là điểm rất bất công và sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy tiêu cực. Ngay từ đầu nó đã tự tạo ra sự không công bằng giữa các Cụm thi và phân biệt “đẳng cấp” TW và ĐP giữa các cụm thi. Thứ 2, điều này sẽ tạo tiền đề cho các trường ĐH sẽ tổ chức thêm các kỳ thi bổ sung dành cho đối tượng các thí sinh thi Cụm Địa phương để sau đó có điểm vào ĐH. Rất nhiều hệ lụy tiêu cực xuất phát từ đây.

Vì vậy tôi đề nghị không thể phân biệt làm 2 loại Cụm thi như vậy được. Chỉ nên có 1 loại Cụm thi TW. Không có loại địa phương. Với các địa phương vùng sâu vùng xa thì nên tổ chức các Cụm thi lớn, giao cho các trường ĐH khu vực kiểm soát. Các Cụm thi lớn này có thể có các địa điểm thi phân tán xa hơn (có thể kinh phí sẽ tốn hơn). Ví dụ toàn khu vực Việt bắc có thể có chung 1 Cụm thi do ĐH Thái Nguyên phụ trách. ĐH Thái Nguyên có nhiệm vụ phân bổ xuống các địa điểm là các tỉnh phía bắc. Các bài thi ở các tỉnh này sẽ được đưa về ĐH Thái Nguyên chấm tập trung. Tương tự như vậy với các vùng khác như Tây Bắc, Tây Nguyên, ĐBSCL...

Đề thi thế nào?

Một vấn đề nữa là đề thi. Bộ cần công bố sớm cấu trúc đề thi và hướng câu hỏi thi. Nguyên tắc hiển nhiên là không thể quá khó để phân loại HS như các đề thi ĐH trước đây. 
Đây là 1 vấn đề rất lớn, chắc chắn có nhiều chuyên gia sẽ cùng tham gia góp ý. 

Các câu hỏi phải được định hướng không quá sâu về kiến thức, mẹo mực như các đề thi ĐH trước đây mà phải hướng đến các câu hỏi mở, câu hỏi kiếm tra kỹ năng thực tế, năng lực hiểu bài...Để dùng hình ảnh chúng ta hãy tưởng tượng như sau:

Nếu mức độ khó/dễ của 1 câu hỏi được đánh thang đánh giá từ 1 đến 10. Giá trị càng nhỏ, câu hỏi càng cơ bản, ít đánh đố, ít mẹo mực; giá trị càng cao, câu hỏi càng khó, nhiều đánh đố, nhiều kiến thức chuyên sâu, nhiều mẹo mực.

Ngày xưa thông thường kỳ thi TN THPT các đề thi có câu hỏi có giá trị 1, 2, 3. Các đề thi tuyển sinh đại học thường có câu hỏi có thang đánh giá 8, 9, 10.

Thì bây giờ, với kỳ thi quốc gia này cấu trúc đề thi tối thiểu phải như sau: 50% câu hỏi có thang đánh giá 1, 2, 3; khoảng 30% câu hỏi tiếp theo có thang đánh giá 4, 5, 6, 7; khoảng 20% câu hỏi tiếp theo có thang đánh giá 8, 9, 10.

Nhà giáo Bùi Việt Hà

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang