Lạm dụng nước rửa tay khô: Lợi bất cập hại!
Đột biến da vì nước rửa bát dởm
Kinh hãi nước rửa chén “3 không”
Nước dùng phở chế từ... nước rửa chảo
Ảnh minh họa: internet
Trên thị trường, sản phẩm nước rửa tay khô có đủ mùi hương (chanh, trà xanh, táo, cam, dưa leo…) và kiểu dáng, chủng loại (dạng chai, dạng xịt, dạng nước, dạng gel). Tùy dung tích, giá các sản phẩm từ 17.000 - 29.000đ. Không chỉ dành cho người lớn, còn có sản phẩm riêng dành cho trẻ em.
TS Huỳnh Khánh Duy - khoa Kỹ thuật hóa học, ĐH Bách Khoa TP.HCM cho biết, nước rửa tay khô có các thành phần chính là các hợp chất cồn (sopropanol, ethanol, n-propanol), hoặc/và povidone-iodine, các chất làm đặc (axít polyacrylic), chất giữ ẩm (glycerin, propylene glycol) và các chất tạo hương (tinh dầu, dầu thơm). Ethanol (thành phần cơ bản của rượu, bia và các nước giải khát chứa cồn) giết chết các sinh vật bằng cách biến tính protein và hòa tan chất béo. Ethanol có hiệu quả chống lại hầu hết các vi khuẩn, nấm, và nhiều loại virus, nhưng không có hiệu quả chống lại các bào tử vi khuẩn. Tác dụng của n-propanol với cơ thể người tương tự như ethanol nhưng độc tính cao hơn ethanol hai-bốn lần. Tuy ít độc (tương đương ethanol), nhưng isopropanol lại là một chất có thể gây kích ứng da. Chính vì vậy, ngoài khả năng dễ gây cháy nổ do chứa các chất cồn, việc sử dụng nước rửa tay khô giúp tiêu diệt nhiều loại mầm bệnh. Tuy nhiên cần cẩn thận, tránh nuốt phải hoặc để rơi vào mắt. Đặc biệt không để các sản phẩm này ở trong tầm với của trẻ em.
Thường xuyên sử dụng nước rửa tay khô có chất cồn có thể gây khô da, trừ trường hợp sử dụng các sản phẩm có bổ sung chất làm mềm da hoặc chất giữ ẩm cho da. Bên cạnh đó, tùy theo cơ địa của người sử dụng có thể xuất hiện tình trạng viêm da tiếp xúc, dị ứng, nổi mề đay...
“Mặc dù tỏ ra hiệu quả trong việc loại bỏ vi khuẩn, nhưng do nước rửa tay khô chỉ khử trùng mà không loại bỏ các chất bẩn ra khỏi tay, vì vậy việc vệ sinh tay không hiệu quả như dùng xà bông và nước” - TS Huỳnh Khánh Duy khuyến cáo.
Theo PNO