Nông dân hóa tỷ phú ‘châu báu’ nhờ nuôi trai lấy ngọc

authorHoàng Linh 07:07 10/10/2016

(VietQ.vn) - Nhờ sự tìm tòi học hỏi, sáng tạo mà nhiều nông dân hóa tỷ phú ‘châu báu’, làm giàu nhờ nuôi trai lấy ngọc.

Sự kiện: Làm giàu

Nông dân hóa tỷ phú ‘châu báu’ nhờ nuôi trai lấy ngọc. Ảnh minh họa

Nghiệp nuôi trai giống như duyên nợ đến với ông Đinh Văn Việt (xóm Nội, xã Khánh Lợi, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình). Theo báo Khoa học & phát triển, là một trong số ít người biết tiếng Nhật trong lần tình cờ tham gia chương trình thử nghiệm về thí nghiệm nuôi cấy trai lấy ngọc ở Hạ Long, ông đã may mắn được đào tạo chuyên sâu về nuôi cấy ngọc trai theo phương pháp Nhật Bản..

Năm 2004, ông Việt thành lập doanh nghiệp riêng ở Hạ Long.

Năm 2010 ông chuyển vào Huế, thế nhưng cả 2 địa điểm này đều không thuận lợi cho việc nuôi cấy ngọc trai nước ngọt và hầu như không thu được lợi nhuận.

Nhưng có lẽ cái duyên nợ của người nông dân sinh năm 1974 với ngọc trai vẫn chưa dứt. Năm 2012, ông trở về Ninh Bình và mua 1 tấn trai để tiếp tục cấy ghép. Ông đã tìm ra được 4 loài trai nước ngọt ở Ninh Bình và từ 1 tấn trai thu mua của người dân và nhân cấy được mua từ Công ty cổ phần ngọc trai Việt Nam, ông Việt đã tiến hành triển khai cấy ghép ngọc trai thành công.

Cũng theo Khoa học & phát triểnnăm 2015, từ hơn 3.000 hécta mặt nước để nuôi ngọc trai, năm 2015 gia đình ông Việt đạt mức thu nhập khoảng từ 3 tỷ đến 3,5 tỷ đồng. Hiện tại, ông đang tiếp tục triển khai chuỗi cửa hàng, tạo ra làng nghề phục vụ và biểu diễn quy trình kỹ thuật cho khách du lịch. Mục tiêu lâu dài đó là xuất khẩu tại chỗ và bán ra nước ngoài.

Cũng tại Ninh Bình (xã Khánh Lợi, huyện Yên Khánh), nghề nuôi trai nước ngọt lấy ngọc những năm gần đây thu được hiệu quả đáng kinh ngạc. Theo báo Dân trí, thu nhập kinh tế làm giàu từ việc nuôi trai lấy ngọc cao gấp 5 - 10 lần so với các loại vật nuôi khác.

Làm giàu từ việc nuôi trai lấy ngọc cao gấp 5 - 10 lần so với các loại vật nuôi khác. Ảnh Dân trí

Anh Đặng Văn Lưu, người thực hiện nghiên cứu đề tài đặc biệt này ở Ninh Bình chia sẻ, mô hình được triển khai áp dụng ở xã Khánh Lợi, trên diện tích 2 ha từ năm 2013. Đây là phương pháp cấy ghép mô tế bào và nhân vào khu vực xoang màng áo ngoài của trai nước ngọt.

Ông Đinh Văn Việt, đơn vị đầu tư nghiên cứu, ứng dụng mô hình cũng cho biết, theo báo Dân trí: “Ngoài sản phẩm chính là ngọc, vỏ trai còn được tận dụng làm các đồ thủ công mỹ nghệ. Thịt trai dùng làm thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, loài trai sống ở tầng đáy bể nuôi có thể kết hợp với các loài thủy sản khác để tận dụng tầng nước mặt. Sau khi trừ chi phí, tổng lợi nhuận trên 1 ha ao nuôi đạt trên 400 triệu đồng/năm.

Nhân dân tệ trở thành tiền quốc tế: DN Việt cẩn trọng bị lệ thuộcViệc đồng nhân dân tệ chính thức vào rổ tiền quốc tế từ hôm 1/10 ít nhiều có những hệ lụy với các nền kinh tế khác, trong đó có Việt Nam.

Theo Zing, mất 25 năm mày mò, lão nông 71 tuổi Phạm Văn Hướng (ngụ ấp Ngọc Lâm 3, xã Phú Xuân, huyện Tân Phú, Đồng Nai) mới tìm được phương pháp tạo ngọc theo ý muốn. Hàng chục tượng Phật, chúa Giêsu của ông khiến nhiều người thích thú.

Các sản phẩm ngọc trai lạ của lão nông 71 tuổi được nhiều người ưa chuộng. Ảnh Zing

Ông Phạm Văn Hướng đang cố gắng làm thêm nhiều sản phẩm và muốn kết hợp với những người trẻ, có tâm huyết để cùng thực hiện sản phẩm độc đáo. Ảnh Zing

Hiện, ông sở hữu gần 30 tượng Phật Bồ Tát, Phật Di Lặc, Chúa Giêsu... bằng ngọc trai. Các sản phẩm ngọc "không đụng hàng" của nông dân Hướng đã được trao giải 3 "Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Nai năm 2013". 

Bí quyết nuôi tạo ngọc trai làm giàu tiền tỷ

Kinh nghiệm từ ông Đinh Văn Việt (Ninh Bình), theo báo Dân trí: 

Ông Đinh Văn Việt và trai lấy ngọc làm giàu. 

Để có được viên ngọc trai nước ngọt, ban đầu phải tìm được loài trai xanh cánh mỏng và trai đen cánh dày. Hai loại trai này có tuổi thọ cao, sức sống bền, khi trưởng thành có kích cỡ lớn từ 20 - 35cm, trọng lượng hơn 2kg/con.

Thời gian nuôi thả trai cấy ngọc từ 18 tháng đến 3 năm tùy thuộc vào chất lượng nguồn nước ao nuôi và nhiệt độ thời tiết từng năm. Kỹ thuật ghép ngọc trai được thực hiện rất cẩn thận để trai sạch sẽ và không bị nhiễm khuẩn. Theo đó, kỹ thuật cấy ghép và nuôi dưỡng làm sao để trai không đào thải nhân, tỷ lệ trai ngậm nhân cao.

Ông Việt chia sẻ: “Sau khi cấy ghép sức khỏe của trai rất yếu, vị trí các viên nhân và tế bào chưa ổn định trong túi ngọc. Quá trình thao tác phẫu thuật có những chấn thương làm cho con trai bị đau và rất dễ nhiễm trùng. Vì thế, khi nuôi dưỡng phải luôn giữ môi trường bể nuôi sạch sẽ, các thao tác thực hiện phải nhẹ nhàng mới giảm được tỷ lệ trai chết”.

Kinh nghiệm nuôi trai nhả ngọc tạo hình từ ông Phạm Văn Hướng (Đồng Nai), theo Zing:

Theo ông Hướng, khi vật thể lạ lọt vào trong thân, trai sẽ nhả ra các lớp xà cừ bao bọc vật này không bị ảnh hướng đến sức khỏe trai. Hơn nữa, nếu vỏ trai bị thủng nhẹ, trai sẽ nhả xà cừ để tái tạo vỏ. Ông Hướng chọn những con trai to nhất rồi đục vỏ và cho các vật thể lạ vào trong. "Nếu phần vỏ bị đục quá rộng hoặc vết đục làm rách phần thịt phía trong thì trai sẽ chết ngay tức khắc. Do vậy, cần phải tiến hành công việc đục vỏ một cách tỉ mỉ". 

Ông Hướng "máu" với nghề lạ nên đã mượn tài liệu và nhờ những người tham gia tập huấn chia sẻ kinh nghiệm.

Sau khi đục vỏ, ông Hướng sẽ cho các vật có hình thù theo ý muốn vào trong và dùng nilon, nhựa bịt kín ở ngoài. Sau thời gian từ 1 đến 2 năm, trai sẽ nhả xà cừ bao bọc kín vật lạ. Ông Hướng đúc tượng Phật Quan âm, Di Lặc, tượng Chúa... bằng xi măng rồi cho vào thân trai nên khi thu hoạch thì được các sản phẩm có hình thù tương ứng. Trai có trọng lượng từ 0,3 đến 0,5 kg sẽ được đục vỏ hai bên thân và cấy ít nhất 2 mẫu vật để tạo ngọc.

Quá trình trai nhả xà cừ bao bọc mẫu vật sẽ diễn ra liên tiếp theo thời gian. Nếu thu hoạch sớm, ngọc sẽ hiện rõ đường nét nhưng mỏng, dễ vỡ. Nếu để quá lâu, xà cừ bao bọc nhiều nhưng đường nét bị mờ, không hiệu quả. Do vậy, để đạt hiệu quả cao nhất, sau 2 năm cấy ngọc nông dân Hướng sẽ thu hoạch. 

Hoàng Linh (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang