Loại robot có khả năng toát ‘mồ hôi’ và hấp thụ nhiệt như con người có gì đặc biệt?

author 14:04 31/07/2023

(VietQ.vn) - Các nhà khoa học nghiên cứu ra robot có khả năng tạo ra và hấp thụ nhiệt cũng như đổ mồ hôi để theo dõi nhiệt độ cao ảnh hưởng đến con người như thế nào và tạo ra các phương pháp chống lại mối nguy hiểm đối với sức khỏe.

Thế giới đang trải qua thập kỷ nóng nhất từ trước đến nay. Không thể phủ nhận nhiệt độ tăng đã tác động tàn phá đối với sự sống trên trái đất và môi trường, cùng với đó việc xây dựng đô thị ngày càng gia tăng cũng khiến tác động của nhiệt độ cực cao trở nên khó xử lý hơn.

Trước thực trạng này, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra một con robot có khả năng tạo ra và hấp thụ nhiệt cũng như đổ mồ hôi để theo dõi nhiệt độ cao ảnh hưởng đến con người như thế nào và tạo ra các phương pháp chống lại mối nguy hiểm đối với sức khỏe.

Robot ANDI - mô hình nhiệt từ công ty công nghệ Thermetrics trước đó đã được sử dụng trong các phòng thí nghiệm để kiểm tra hiệu quả và khả năng mặc của trang phục thể thao. Giờ đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Arizona (ASU) đã mang nó ra ngoài trời để tiếp xúc với sức nóng tê liệt hiện đang được cảm nhận trên khắp bang và phần lớn nước Mỹ.

Robot ANDI có thể bắt chước hoạt động nhiệt của cơ thể con người, có thể điều chỉnh để phù hợp với các độ tuổi, mức độ thể chất hoặc tình trạng sức khỏe khác nhau ảnh hưởng đến khả năng chịu nhiệt của con người. Đó là một cách an toàn hơn nhiều để thu thập dữ liệu và đánh giá giới hạn căng thẳng nhiệt mà không khiến con người gặp rủi ro.

 Robot có thể thở, đổ mồ hôi và đi bộ ngoài trời giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về cách cơ thể chúng ta bị ảnh hưởng bởi căng thẳng nhiệt.

Hơn nữa, robot có 35 cảm biến nhiệt độ được điều khiển riêng trên thân mình, có thể thở qua một bể chứa bên ngoài đo lường sự trao đổi không khí nóng và các lỗ chân lông có thể tiết ra "mồ hôi" khi hệ thống làm mát của robot hoạt động để chống lại các thách thức về nhiệt độ.

Hệ thống làm mát của robot ANDI có các kênh nước mát tuần hoàn cho phép nó chịu được nhiệt độ lên tới 140 °F (60 °C) trong khi đo bức xạ của mặt trời, bức xạ hồng ngoại của mặt đất và nhiệt quy ước từ không khí xung quanh. 

Gần 62.000 người đã thiệt mạng trên khắp châu Âu vào năm ngoái do nắng nóng khắc nghiệt. Phần lớn Bắc bán cầu một lần nữa bị bao vây, các vụ cháy rừng làm tăng thêm rủi ro về sức khỏe. Các nhà khoa học hy vọng dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng robot ANDI ở tuyến đầu sẽ giúp hiểu được sinh lý học của nhiệt độ cơ thể người, đưa ra hướng dẫn tốt hơn về rủi ro đối với nhiều người và môi trường, đồng thời có có thể phát triển thêm những loại quần áo hoặc thiết bị bảo vệ cá nhân khác để giảm thiểu tác động của môi trường đến sức khỏe con người.

Hà My

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang