Lợi ích chuyển đổi số: Bài học từ chiến lược 'nhân đôi 3 lần' của Nike

author 18:56 28/08/2021

(VietQ.vn) - Kể từ khi bắt đầu thực hiện chiến lược chuyển đổi hoạt động kinh doanh, bao gồm tập trung nhiều vào bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng và thương mại điện tử, doanh thu của Nike tăng trưởng vượt bậc.

Lợi ích của chuyển đổi số rõ ràng không thể phủ nhận khi ngày càng nhiều doanh nghiệp thành công nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất kinh doanh. Đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh Covid – 19 bùng phát, mọi hoạt động bị đình trệ thì chuyển đổi số lại càng phát huy sức mạnh của nó. Nike đã sớm nhận ra điều đó và tận dụng ưu thế của chuyển đổi số để vươn lên trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp giày. Ban lãnh đạo Nike gọi kế hoạch chuyển đổi số của họ là “chiến lược nhân đôi 3 lần”.

Ra mắt vào tháng 2/2015, ứng dụng SNKRS được đánh giá là công cụ tiếp thị tuyệt vời của Nike. Đây là nơi khách hàng cập nhật các xu hướng giày mới nhất, lựa chọn được đôi giày yêu thích và tiến hành thanh toán một cách dễ dàng. Nike đã dự đoán trước được sự bùng nổ của những chiếc điện thoại thông minh và nó trở thành vật bất ly của mọi người, đặc biệt là giới trẻ trong thời đại công nghệ số. 

 Việc áp dụng chuyển đổi số vào kinh doanh đã giúp Nike gặt hái được nhiều thành công. Ảnh minh hoạ.

Ứng dụng SNKRS cho phép người sử dụng tương tác và hiểu rõ thông tin sản phẩm, giá cả, địa chỉ cửa hàng,… Ngoài ra, nó còn là kênh marketing hiệu quả đến khách hàng mục tiêu của Nike, phát huy tối đa công dụng của bộ công cụ Reminder, một công cụ tự động gửi tin nhắn nhắc nhở khách hàng sản phẩm nào đang “hot” hoặc sản phẩm nào sắp ra mắt. Hơn nữa, nhờ ứng dụng này, Nike tạo ra một cộng đồng những người yêu thích sneaker trên toàn thế giới. Họ sẽ lắng nghe những gì mà sneakerhead đang quan tâm, những đóng góp cho sản phẩm. 

Vào năm 2017, Nike đã lên kế hoạch tăng gấp đôi sự đổi mới của mình, tốc độ đưa sản phẩm ra thị trường, các điểm kết nối trực tiếp đến khách hàng trong vòng năm năm tới. Trên thực tế, họ đã hoàn thành vượt mức các mục tiêu của mình: Với kế hoạch đạt được mức tăng 33% doanh số bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng vào năm 2022, họ đã đạt được mục tiêu đó và tiếp tục tăng trưởng vào năm 2019.

Bên cạnh đó, Nike còn xây dựng cửa hàng trực tuyến Nike iD. Nike iD cho phép khách hàng sáng tạo ra những thiết kế giày của riêng họ ngay trên website của Nike. Sau khi thiết kế và hoàn tất quá trình thanh toán, giày sẽ được làm riêng và gửi đến tận tay khách hàng. Dịch vụ này đã mang lại cho Nike hơn 100 triệu đô la trong năm đầu tiên.

Chưa dừng lại ở đó, Nike còn ra mắt ứng dụng Nike Fit. Đây là ứng dụng bùng nổ của Nike, đưa tên tuổi của hãng lên tầm cao mới trong ngành công nghiệp giày dép. Với ứng dụng này, khách hàng sẽ chọn size giày thông qua công nghệ thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality) bằng cách thu thập dữ liệu khuôn bàn chân của người dùng. Từ đó, hệ thống sẽ kết hợp với hình ảnh sản phẩm, dữ liệu, Machine learning, trí tuệ nhân tạo AI để đề xuất size giày và mẫu giày phù hợp với người dùng. 

Nhờ áp dụng chiến thuật chuyển đổi kỹ thuật số, Nike đã thu được kết quả vượt mong đợi. Ông John Donahoe, Giám đốc điều hành Nike cho biết, năm tài chính 2021 là năm đóng vai trò bàn đẩy đối với NIKE khi đưa ra chiến lược "Tăng tốc trực tiếp đến người tiêu dùng" phổ biến trên thị trường. Được thúc đẩy bởi động lực, công ty tiếp tục đầu tư vào đổi mới và dẫn đầu kỹ thuật số, đặt nền tảng cho sự phát triển lâu dài của NIKE. 

Theo số liệu thống kê của Nike, doanh thu quý 4 năm ngoái tăng 95,6% so với cùng kỳ năm trước, tăng 1200 điểm cơ bản. Doanh thu 12,34 tỷ đô la của nhà sản xuất hàng thể thao lần lượt tăng 19% và 20% trong hai năm qua.

Tại Bắc Mỹ, doanh số bán hàng tăng 141% so với năm ngoái và 29% trong hai năm qua sau khi đầu tư phát triển 54% về mặt kỹ thuật số. Doanh số bán hàng trên các kênh số hóa tại Hoa Kỳ đã tăng 177% trong hai năm qua.

Con số này tại Trung Quốc cũng rất khả quan với 17% và với phân khúc EMEA, doanh số tiếp tục tăng 124%. Sau chuyển đổi, doanh số bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng đã tăng 73% trên toàn địa chỉ bán hàng, chiếm 36% doanh thu và được thúc đẩy bởi sự phát triển của các kênh kỹ thuật số. Doanh số bán hàng của Nike thông qua kênh số hóa tăng 41% so với năm ngoái và gần như 150% trong hai năm qua.

Thành công của Nike là minh chứng cho động lực thương hiệu thông qua kết nối người tiêu dùng và sức mạnh kỹ thuật số.

Ông Matt Friend, Phó Chủ tịch Điều hành kiêm Giám đốc Tài chính NIKE, Inc. cho biết, khi thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số do người tiêu dùng, công ty mong muốn xây dựng mô hình tài chính mới sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng bền vững và lâu dài có lợi cho NIKE.

Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận và thu nhập thậm chí còn ấn tượng hơn. Công ty đã có thể mở rộng tỷ suất lợi nhuận gộp lên 850 điểm cơ bản và thúc đẩy EPS GAAP lên 0,93 đô la. Con số này đánh bại mức 0,42 đô la trước đó mặc dù công ty cũng đối mặt với vấn đề gia tăng chi phí, tiền công và chi phí nguyên vật liệu. Ngoài ra, cổ phiếu của Nike đã tăng hơn 11% trong phiên giao dịch và đạt mức cao nhất mọi thời đại trước đó.

Diệu Hương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang