Lưu ý khi dùng serum vitamin C để giảm thâm nám, dưỡng trắng da
Những lưu ý khi mua, sử dụng mỹ phẩm chứa cồn để tránh gây dị ứng
Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý một số điều khi xuất khẩu tôm hùm bông sang Trung Quốc
Lưu ý khi mua và sử dụng túi chườm nóng bằng điện để đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn
Những điều cần lưu ý trước khi cài đặt ứng dụng trên thiết bị điện tử
Khi sử dụng sản phẩm chứa vitamin C, rất nhiều người có thể gặp phải tình trạng kích ứng da do vitamin C có trong nhiều loại mỹ phẩm. Trên thị trường, có nhiều dạng của vitamin C như LAA, EAA, THDA, SAP, MAP, AA2G... được sản xuất và bày bán. Tuy nhiên, không phải dạng nào của vitamin C cũng phù hợp với mọi loại da. LAA (L-Ascorbic Acid) là dạng thường gây kích ứng nhất, đặc biệt là đối với da có mụn viêm hoặc da yếu sau khi bị kích ứng do LAA có liên quan đến độ PH da, ngoài ra dạng này còn khó để bảo quản. Do đó cần biết những lưu ý quan trọng khi sử dụng serum vitamin C đối với từng loại da.
Da hỗn hợp thiên dầu
Đối với làn da hỗn hợp thiên dầu nên chọn những loại serum vitamin C không có nền dầu cao. Đặc biệt là các thành phần được làm từ dầu bơ hay dầu olive vì nó khiến da bít tắc và nhờn rít. Thay vào đó có thể chọn những sản phẩm chứa hàm lượng linoleic cao như hoa anh thảo, hạt lanh... hỗ trợ giữ da đủ ẩm và điều tiết tuyến bã nhờn hoạt động quá mức.
Da dầu mụn
Những ai có làn da dầu mụn nên ưu tiên chọn serum vitamin C có nồng độ từ 3-5%. Đây là nồng độ thích hợp và an toàn nhất cho da mụn. Bởi da dầu mụn thường đối mặt với tình trạng bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến hình thành mụn. Vì vậy nên chọn serum có kết cấu mỏng nhẹ, thẩm thấu nhanh, đảm bảo không gây bết dính sau khi sử dụng.
Da không đều màu, thâm nám và tàn nhang
Vitamin C là chất chống ô xy hóa mạnh, có khả năng ức chế sự hình thành melanin nên sẽ giúp làn da trắng sáng hơn. Da có biểu hiện nám, tàn nhang hoặc những đốm nâu có thể sử dụng serum vitamin C để giảm đi lượng sắc tố đen và cải thiện các tế bào hư tổn từ sâu bên dưới da.
Kết hợp Vitamin C với kem chống nắng
Kem chống nắng hoạt động trên da bằng cách phản xạ hoặc hấp thụ tia UV/nguồn ánh sáng xanh. Trong khi đó vitamin C thoa ngoài da giúp tăng cường chống oxy hóa, trung hòa gốc tự do có trong tia UV và các yếu tố môi trường khác. Đặc biệt còn giúp ức chế quá trình hình thành sắc tố melanin và elastin do tia UV tạo ra.
Chính vì vậy, kết hợp vitamin C và kem chống nắng có thể giúp bảo vệ da một cách toàn diện hơn. Kể cả thành phần vitamin C xuất hiện trong serum, booster, kem dưỡng với nồng độ thấp hay cao, chúng vẫn có tác dụng nhất định đối với làn da.
Bảo quản serum vitamin C trong tủ lạnh
Serum vitamin C là một trong những sản phẩm khó bảo quản, khá nhạy cảm khi tiếp xúc với không khí và dễ bị oxy hóa nếu tiếp xúc trong một thời gian quá lâu. Để bảo quản tốt sản phẩm nên bỏ vào tủ lạnh dành riêng mỹ phẩm hoặc tủ lạnh bình thường nhằm ức chế làm chậm quá trình ô xy hóa của serum vitamin C hơn.
Không sử dụng serum vitamin C cùng lúc với AHA, BHA
AHA và BHA là những hoạt chất tẩy tế bào chết hoá học làm thông thoáng lỗ chân lông, hỗ trợ điều trị mụn. AHA, BHA, vitamin C đều là những hoạt chất có tính acid mạnh, cho nên khi kết hợp cùng nhau rất dễ gây tình trạng đỏ, rát, kích ứng, khô căng,... Vì thế, không nên sử dụng 3 hoạt chất này chung 1 thời điểm. Nếu muốn kết hợp, bạn nên sử dụng vitamin C vào buổi sáng, AHA/BHA vào buổi tối.
Không dùng vitamin C cho vết thương hở
Chỉ sử dụng serum vitamin C ngoài da, không sử dụng cho những vùng da có vết thương hở và tránh tiếp xúc với mắt. Trước khi sử dụng, bạn nên thử sản phẩm trên vùng da nhỏ, chẳng hạn như cổ tay để kiểm tra khả năng gây kích ứng. Nếu có vấn đề về da, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ da liễu trước khi sử dụng sản phẩm này.
Chọn nồng độ phù hợp với da
Để đảm bảo hiệu quả và tránh kích ứng cho da, luôn nên bắt đầu sử dụng hoạt chất từ nồng độ thấp nhất. Đối với vitamin C, có nhiều dạng với nồng độ khác nhau, từ 1% đến 30%, phù hợp với nhu cầu từng loại da. Nếu chưa từng sử dụng vitamin C, nên bắt đầu với các dạng như EAA, SAP, MAP từ 1% để da có thể làm quen với hoạt chất này. Tuy nhiên, LAA có nồng độ lên đến 20%, được đánh giá cao về hiệu quả, nhưng chỉ phù hợp với những loại da khỏe, không nên sử dụng với da nhạy cảm hoặc chưa từng tiếp xúc với vitamin C.
Người dùng có thể sử dụng vitamin C trong chu trình dưỡng da hàng ngày, từ sáng đến tối. Tuy nhiên, nếu mới bắt đầu sử dụng sản phẩm này, hãy sử dụng với tần suất thấp hơn, có thể từ 2 - 3 lần/tuần để giúp da dần làm quen với hoạt chất này.
Mỹ phẩm chất lượng cao cần có tiêu chuẩn gì? Để sản xuất mỹ phẩm trong nước, các công ty mỹ phẩm phải có nhà máy sản xuất đạt chất lượng CGMP – ASEAN. Để lưu hành phải qua sự kiểm duyệt gay gắt mới được cấp chứng nhận ISO 9001 và ISO 22716. CGMP là thuật ngữ, được viết tắt của cụm từ “Cosmetic Good Manufacturing Practices”, nghĩa là thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm bao gồm những nguyên tắc chung, quy định và hướng dẫn về điều kiện sản xuất, quy trình sản xuất nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và an toàn cho người dùng. Các cơ sở sản xuất mỹ thẩm đáp ứng được các nguyên tắc, tiêu chuẩn CGMP – ASEAN sẽ được cấp giấy chứng nhận chất lượng quốc tế CGMP – ASEAN của Bộ Y Tế. Chứng nhận này đòi hỏi doanh nghiệp phải có năng lực sản xuất đáp ứng chuẩn xác các tiêu chuẩn nghiêm ngặt như tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, thiết bị máy móc, nhân sự, tính vệ sinh an toàn trong theo tác sản xuất, kiểm định sản phẩm, lập hồ sơ chất lượng sản phẩm và hỗ trợ khách hàng. Tiêu chuẩn ISO 22716:2007, tên đầy đủ là Cosmetics — Good Manufacturing Practices (GMP) — Guidelines on Good Manufacturing Practices, thường được biết đến là Hướng dẫn Thực hành sản xuất tốt (GMP) cho mỹ phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22716 đưa ra các hướng dẫn về việc sản xuất, kiểm soát, lưu trữ và phân phối các sản phẩm mỹ phẩm. Tiêu chuẩn này cũng được sắp xếp để phù hợp với các hệ thống quản lý chất lượng hiện tại như ISO 9001. Để đạt được tiêu chuẩn ISO 22716, các doanh nghiệp phải đảm bảo mọi quy trình của chuỗi cung ứng mỹ phẩm, tập trung vào sự an toàn và chất lượng của sản phẩm. Việc tuân thủ danh mục các quy định của tiêu chuẩn ISO 27716 chính là cách để kiểm soát chất lượng sản phẩm, cũng như tác động của sản phẩm đối với người tiêu dùng, nhà sản xuất, chủ sở hữu thương hiệu, nhà cung cấp và chuỗi bán lẻ. Theo hướng dẫn ISO 22716, hệ thống sản xuất của công ty bạn sẽ được kiểm tra và kiểm tra trên các lĩnh vực sau: Khiếu nại và thu hồi; Hợp đồng / hợp đồng thầu phụ; Tài liệu và hồ sơ; Kiểm toán nội bộ và kiểm soát chất lượng phòng thí nghiệm; Quản lý vật liệu; Đóng gói và dán nhãn; Nhân viên; Mặt bằng, tòa nhà hoặc cơ sở; Kiểm soát sản xuất và trong quá trình; Lưu trữ và phân phối. |
Ngọc Nga (T/h)